Sợ hay không sợ?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kể từ khi ông Hồ Chí Minh thành lập Đảng Cộng Sản ở Việt Nam vào năm 1930, đặc biệt là vào những thập niên 1940, 1950 và sau đó cho tới thời gian gần đây, thì Đảng CSVN đã cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng người Việt qua các cuộc Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, thảm sát Huế Tết Mậu Thân, vô vàn những cuộc pháo kích, giật mìn vào trường học tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, tù cải tạo sau 1975 và biết bao nhiêu vụ ám sát, thủ tiêu dân lành và những người bị họ quy cho tội “phản cách mạng”.

Tất cả những hành động giết hại người Việt tàn bạo và bất nhân đó Đảng CSVN đã lạnh lùng thực hiện trong khung cảnh một đất nước Việt Nam bị bưng bít thông tin gần như tuyệt đối.

Trong nhiều thập niên nắm quyền, Đảng CSVN tự tung tự tác, bất chấp dư luận thế giới và bất chấp sự phản kháng gần như không còn nữa của người dân Việt Nam vì bị đàn áp quá sức tàn bạo.

Nhưng trong thời gian gần đây, kể từ cuộc biểu tình chống Đuốc Bắc Kinh vào cuối năm 2007, và những cuộc xuống đường biểu tình chống Trung Cộng xâm lược vào đầu Tháng 6/2011, thì tất cả đã thay đổi và thay đổi tận gốc.

Với tiến bộ kỹ thuật thông tin điện tử phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới mà không một chế độ độc tài nào có thể ngăn chặn, thì Đảng CSVN không còn khả năng che giấu những tội ác đối với người dân. Tội ác, tham nhũng, đàn áp, bóc lột, … tất cả dần dần đã được phơi bày trước công luận trong nước và trên toàn thế giới. Khả năng dấm dúi giết người, thậm chí khả năng tra tấn hay bịt miệng, của CSVN cũng không còn nữa. Nhất cử nhất động của CSVN đều lập tức được cả thế giới biết đến và trở thành áp lực khiến CSVN như bị ngộp thở.

Nếu CSVN an nhiên tự tại bao nhiêu khi giết hàng triệu người dân Việt trong những giai đoạn trước đây thì bây giờ CSVN lại tỏ ra vô cùng hoảng hốt, bấn loạn hơn khi chỉ bắt một vài người về đồn công an để thẩm vấn.

Tại sao lại như vậy? Cái gì làm cho CSVN hoảng hốt như vậy?

Đó chính là ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG (ĐTBBĐ).

Khi ĐTBBĐ chưa được người dân Việt Nam áp dụng thì cuộc đối đầu giữa CSVN và người dân là “bạo động đối đầu với bạo động”. Và trong cái thế “bạo động đối đầu bạo động” CSVN nắm chắc phần thắng trong tay và thản nhiên triệt tiêu tất cả những tổ chức hay cá nhân lẻ loi dùng bạo lực chống lại họ trong khi cả thế giới khoanh tay nhìn sự thất bại chua cay đó của những phong trào chống đối vì không có chính nghiã để can thiệp.

Nhưng, khi người dân Việt Nam áp dụng ĐTBBĐ thì thế trận hoàn toàn đổi khác.

Trước tiên, dưới con mắt của toàn dân tộc Việt và cả thế giới, CSVN hoàn toàn mất chính nghiã khi đàn áp những người ôn hoà đứng lên đòi hỏi những quyền tự do căn bản của con người đã được cả thế giới chấp nhận và chính CSVN cũng đã cam kết.

Kế đến, ĐTBBĐ là việc mà mọi người ai ai cũng có thể làm được, không cần vũ khí, không cần can đảm, không cần khả năng siêu vượt, mà chỉ cần hiểu biết lẽ tất thắng của ĐTBBĐ và sự cần thiết của số đông.

Từ đó, CSVN không còn đối tượng trước mắt để đàn áp.

Hơn thế nữa, trong ĐTBBĐ, CSVN càng đàn áp thì phong trào ĐTBBĐ càng lớn mạnh và lớn mạnh tỷ lệ thuận, và theo cấp lũy thừa, với mức độ đàn áp.

CSVN đã bị đặt vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Đó là lý do tại sao CSVN SỢ ĐTBBĐ.

Từ vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng với vài chục công an khiến chính Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng phải đích thân xuống tận nơi để giải quyết, tới vụ Văn Giang với 3 ngàn công an và côn đồ đưa đến việc đánh đập cả nhà báo lề phải, cũng chỉ với mục tiêu bịt miệng dư luận để tin tức và sự bất mãn của người dân không lan rộng.

Nhưng mọi nỗ lực của CSVN đều vô ích. Cả nước đều đã biết. Người ta không nhìn thấy sự sợ hãi của người dân Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản, mà ngược lại, người ta đọc được sự sợ hãi và hoảng hốt của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng và những lãnh đạo chóp bu Đảng CSVN qua những việc làm hết sức “loạn chiêu” như việc giam giữ trái pháp luật blogger Điếu Cày, bắt giam vô cớ người yêu nước Bùi Hằng, bắt giam Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân và vu khống cho ông Quân tội khủng bố một cách trơ trẽn và … vô ích, cho vài người xưng danh cựu chiến binh xông vào tấn công Viện Hán Nôm một cách thô tục, v.v.

CSVN biết rằng khi người dân hiểu ra lẽ tất thắng của ĐTBBĐ, hiểu ra rằng chỉ cần người dân đồng ý và kết hợp với nhau, thì chế độ không còn khả năng để dập tắt và phải sụp đổ.

Nhìn ra được nguy cơ đó, CSVN đang cố làm tất cả những gì trong khả năng để mong dập tắt phong trào ĐTBBĐ của người dân Việt.

Nhưng, cái nguy cơ mà CSVN nhìn thấy không còn là một “nguy cơ’ nữa mà là một thực tế hiển hiện vì phong trào đấu tranh ôn hoà bất bạo động đang lớn rất nhanh và càng lớn nhanh hơn khi CSVN ra sức trấn áp.

Tình trạng nhà cầm quyền CSVN cướp đất cướp ruộng của dân phổ quát trên cả nước. Ngày hôm kia là Tiên Lãng, ngày hôm qua là Văn Giang, ngày hôm nay là Vụ Bản, và ngày mai là hàng trăm hàng ngàn những Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản khác. Liệu CSVN có đủ hàng trăm hàng ngàn lần 3 ngàn công an để đàn áp tất cả những nơi người dân đứng dậy quyết liệt đòi đất đòi ruộng hay không? Chắc chắn là không!

Đó là ngày chế độ CSVN cáo chung.

Kinh nghiệm trước mắt là các chế độ độc tài tại Đông Âu, Khối Liên Sô cũ, Bắc Phi, Trung Đông đã lần lượt sụp đổ vì ĐTBBĐ.

Vì vậy, đây chính là lúc mà tất cả những người yêu nước, mọi nhà dân chủ, mọi đoàn thể trong và ngoài nước, cần nỗ lực tối đa trong việc quảng bá kiến thức về ĐTBBĐ đến từng đồng bào chúng ta để cùng cấp thời đứng dậy chấm dứt cái chế độ độc tài CSVN vô lý hiện nay.

Rõ ràng Cộng Sản Việt Nam sợ Đấu Tranh Bất Bạo Động!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.