Sự sống mọc lên từ cái chết

Ông Đặng Văn Hiến tại phiên xử Phúc thẩm hôm 12 tháng Bảy, 2018. Ảnh: Báo Mới
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việc tuyên y án tử hình đối với Đặng Văn Hiến, người nông dân cầm súng để tự vệ trước bước đường cùng ở Đăk Nông, thì rất dễ dàng, nhưng để xác lập được công lý bằng sự thật thì nó đã vốn là thứ trở nên quá khó khăn đối với những người nhân danh luật pháp để xét xử.

Trước sự im lặng kéo dài nhiều năm ròng của chính quyền địa phương, những người dân bị thu hồi đất từ doanh nghiệp đã phải chống trả lại sự đàn áp và tấn công có đầy đủ vũ khí với lực lượng đông đảo là những kẻ cướp bóc. Và khi tình thế buộc họ phải phản kháng, nếu biết rằng họ cũng sẽ lại bị buộc phải chết bởi một bản án chờ sẵn phía trước, ắt hẳn, họ sẽ không lựa chọn việc ra đầu thú mà có thể họ đã có một toan tính khác.

Tôi vẫn chưa hiểu tại sao lại áp dụng tình tiết “có tính chất côn đồ” trong vụ án này đối với Hiến. Vì rằng, toà án tối cao đã có hướng dẫn thế nào là có tính chất côn đồ khá rõ ràng, ở đó nói lên thái độ thách thức pháp luật, xem thường luân lý, coi rẻ tính mạng và sức khoẻ của người khác mà chỉ vì những lý do hết sức đơn giản, nhỏ nhặt. Hơn nữa, trong vụ án này, Hiến đã bị dồn nén suốt gần chục năm trước sự bức áp, tấn công từ lực lượng hùng hậu được bảo kê của doanh nghiệp nhằm cướp đất của người dân nơi đây. Họ đã không được nương dựa vào luật pháp và trong sự thờ ơ của chính quyền sở tại, trước cuộc công ráp có vũ khí và Hiến đã bắn chỉ thiên để cảnh báo, nhưng những tên này vẫn hung hãn đàn áp những người quẫn cùng, nó là nguyên cớ để buộc Hiến phải nổ súng, nhất là khi đứng trước cơn mưa đá ném vào nhà và trước sự áp sát ráo riết của những tên côn đồ này.

Đó là một sự phòng vệ, đó là hành động được khởi phát do tinh thần bị kích động mạnh và dựa trên các hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của chính nạn nhân.

Vậy tại sao không xem xét những tình tiết đó để ra phán quyết?

Với án tử hình được tuyên, vòng ai oán vẫn sẽ cứ tiếp diễn và tiến sâu vào vòng luẩn quẩn nhưng ngày càng khiến cho mọi thứ tệ hại hơn, khi những người khác nhìn vào đó chỉ thấy sự bất công và họ trở thành nạn nhân hai lần liên tiếp mà không lối thoát nào được mở ra.

Có lẽ, mọi chuyện sẽ phải xảy ra như nó phải như vậy theo một cách tự nhiên mà nó không thể khác được. Cũng như sau mỗi phiên toà chính trị mà tôi tham gia, nó đưa tôi đến một suy nghĩ mặc nhiên rằng, dường như những sự đấu tranh theo luật pháp và bằng lẽ phải sẽ không khiến họ nhận thức được vấn đề hay thay đổi được sự bất công đang tồn tại ngày càng khốc liệt hơn. Họ không nhận ra được sự nghiêm trọng và khẩn thiết của tình thế.

Những tiếng súng vang lên như những tiếng chuông cảnh tỉnh tất cả chúng ta về những gì đang diễn ra trong đời sống xã hội hôm nay ở một trạng thái bế tắc và hỗn loạn khi dần tới sự cùng cực cuối cùng.

Tử hình một người nông dân cầm súng hôm nay, những người dân còn lại sẽ nghĩ gì khi lâm vào bước đường cùng như thế?

Nguồn: FB Luân Lê

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.