Sửa Đổi Luật Giáo Dục .. Con Đường Mù Mịt Tương Lai?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Có Phần Phỏng Vấn Quan Điểm Của Ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân)

Trung tuần tháng 9 năm 2004 vừa qua, Ủy ban thường vụ quốc hội Cộng sản Việt Nam đã nhóm họp để thảo luận về một số dự án luật nhằm chuẩn bị cho việc biểu quyết thông qua trong kỳ họp quốc hội lần thứ 6 vào ngày 25 tháng 10 tới đây. Trong các dự luật mang ra thảo luận và nghe báo cáo, việc tu sửa Luật Giáo Dục công bố vào năm 1998, để giải quyết những vấn đề bức xúc của tình hình giáo dục hiện nay đang trở thành một vấn đề nhức nhối giữa hai khuynh hướng: Một khuynh hướng thì chủ trương nghiên cứu, soạn thành một bộ luật mới đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện tại và tương lai trên quy mô lớn. Một khuynh hướng khác thì cho là sửa đổi một số điều không phù hợp hiện nay là đủ.

Sự xung đột của hai chủ trương nói trên đã chính thức bộc phát mạnh mẽ vào chiều này 20 tháng 9, khi ông Nguyễn Minh Hiển, bộ trưởng giáo dục – đào tạo đọc báo cáo về chất lượng giáo dục mà nội dung của nó vẫn tỏ rõ một sự bế tắc trong việc tìm hướng giải quyết, mặc dù bản đề nghị tu sửa Luật giáo dục đã trải qua đến 10 lần dự thảo. Theo dư luận chung thì mặc dù đã sửa đổi 53 điều trong số 110 điều của bộ luật cũ và tăng thêm 5 điều mới nhưng vẫn bị đánh giá là còn chung chung. Dự án luật giáo dục (sửa đổi) có một số điểm mới như bỏ văn bằng tốt nghiệp tiểu học, thay thế bằng hình thức xác nhận hoàn thành giáo dục tiểu học của hiệu trưởng trường tiểu học hay phân cấp cho trưởng phòng giáo dục cấp huyện cấp văn bằng Trung học Cơ sở. Cho phép các trường dân lập, tư thục bình đẳng với các trưòng quốc lập trong việc thực hiện các quy định liên quan đến tuyển sinh, thi kiểm tra, cấp văn bằng. Các trường đều có quyền tự chủ trong việc tuyển dụng nhà giáo, cán bộ và nhân viên.

Tuy nhiên, nếu đặt trên quy mô lớn thì những điều sửa đổi hoàn toàn mang tính lý thuyết, thiếu thực tế. Ông Lê Minh Hồng, phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên thì cho rằng: ’một trong những vướng mắc trong việc phân luồng giáo dục là chưa xây dựng các chương trình đào tạo liên thông (tức nhiều con đường giáo dục, đào tạo khác nhau gồm đại học, đại học đoản kỳ, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề). Người tốt nghiệp cấp học trước đương nhiên được đăng ký học cấp cao hơn cùng ngành mà không phải thi. Ta đã nói rất nhiều đến vấn đề này nhưng đến nay chưa có quy định thông thoáng, thuận lợi để người dân dễ dàng lựa chọn các con đường học vấn’.

Trong khi đó, giáo sư Hoàng Tụy thì nói rằng: ’Cải cách giáo dục hiện nay giống như sửa chữa, cơi nới những khu nhà tập thể xây dựng từ thời bao cấp. Ngành giáo dục nên dành thời gian nghiên cứu, xây dựng lại một bộ luật mới. Nếu sửa đổi chấp vá kiểu này thì luật ra đời năm trước, năm sau có thể lại .. phải sửa đổi’. Theo giáo sư Tuỵ thì ba ’khối u’ của giáo dục hiện nay là thi cử nặng nề nhưng học giả, bằng giả tràn lan. Học thêm, dạy thêm với cường độ cao, nhưng chất lượng đào tạo lại thấp kém. Sách giáo khoa thường xuyên được sửa đổi, huy động nguồn tài chánh khổng lồ, nhưng sách đến tay học sinh vẫn còn nhiều sai sót, giá cao ngất ngưởng. Để cắt bỏ khối u này cần có một bộ luật mới mang tính đột phá, tạo hành lang pháp lý để giải quyết những vấn đề bức xúc của nền giáo dục tại Việt Nam.

Theo các nhà giáo dục thì sở dĩ việc tu sửa luật giáo dục đã trải qua hơn 10 lần dự thảo mà vẫn chưa lấy được ý kiến chung là vì sự khác biệt nhau về quan điểm giáo dục, trong tình hình hiện nay. Đa số những tu sửa chỉ nhằm đáp ứng cho nhu cầu giáo dục trong học đường, trong khi nhu cầu của đất nước và của xã hội hiện nay là nền giáo dục đại chúng. Tức là nhu cầu giáo dục đáp ứng lòng mong đợi của 82 triệu dân Việt Nam đang là nhu cầu to lớn. Theo giáo sư Nguyễn Lân Dũng thì cho rằng giáo dục ngoài nhà trường không chỉ đơn thuần là đưa thêm Trung tâm học tập cộng đồng vào luật mà cần phải huy động các hội nghề nghiệp, nhân dân góp sức. Theo ông thì các trường tư thục phải đưa vào luật. Trong khi đó, bà Trần Thị Tâm Đan chủ nhiệm ủy ban văn hóa giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng thì cho là giáo dục Việt Nam đang tụt hậu so với các nước trong khu vực, nếu so với Thái Lan thì Việt Nam kém 50 bậc. Văn bằng của Việt Nam chưa được thế giới công nhận. Muốn tạo bước đột phá cần phải thay đổi tư duy giáo dục, không thể đầu tư dàn trải như hiện nay. Ví dụ, ngành học mầm non nên phát triển tùy theo điều kiện của từng địa phương, không nên chạy đua xây trường, ép trẻ đến trường. Mục tiêu của giáo dục mầm non là chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1, các em đến trường phải được vui chơi chứ không phải học chữ.

Ông Nguyễn Ngọc Trân thì cho rằng nguyên nhân của những tiêu cực nền giáo dục Việt Nam là do chỉ tiêu vào đại học tại Việt Nam hiện quá ít. Nếu không mở rộng cánh cửa đại học, sẽ không giải quyết vấn nạn dạy thêm, học thêm, thi cử căng thẳng nhưng lại không giúp gì cho ai. Ông Trân cho rằng tình hình giáo dục cấp đại học ở Việt Nam là một hiện tuợng kỳ quái. 10 người thi chỉ chọn có 1, khiến người đi thi phải cạnh tranh học thêm. Trong khi các quốc gia trên thế giới mở rộng cánh cửa đại học cho mọi học sinh nhưng sẽ kiểm soát chặt đầu ra buộc sinh viên phải học tập cật lực, trong khi nền giáo dục tại Việt Nam làm ngược lại. Riêng về ngân sách đầu tư cho giáo dục thì theo bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển chiếm 17-18% GDP. Nhưng bà Trương Mỹ Hoa phó chủ tịch nước lại đặt nghi vấn rằng nếu kinh phí đầu tư cho giáo dục đào tạo chỉ chiếm 10-15% ngân sách thì chất luợng giáo dục bao giờ mới khá?

Trong khi Ủy ban thường vụ thảo luận dự thảo sửa đổi luật giáo dục, bà Trần Thị Đan Tâm, chủ nhiệm ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của quốc hội đã tung ra một bản báo cáo dài 15 trang thẩm tra báo cáo về tình hình giáo dục của phía chính. Bản báo cáo của bà Chủ Nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên đã tung ra đúng lúc và nói thẳng nhiều vấn đề nhức nhối của hiện tình giáo dục, khiến một số đại biểu tỏ ra choáng váng. Bản báo cáo đã nêu ra ba thực trạng mà Ủy ban cho là nguy kịch: 1/ Sự gian dối trong học tập ngày một gia tăng và đã đến mức phổ biến; 2/Tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan; 3/Thi cử nặng nề, tốn kém. Từ những thực trạng nói trên, Ủy ban văn hóa, giáo dục đã đưa ra một số giải pháp đề nghị như đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, phân luồng, liên thông để mở ra nhiều con đường, đổi mới quản lý giáo dục và nhất là hiện đại hóa giáo dục đại học. Nói chung, những đề nghị vẫn còn mang tính lý thuyết chưa cụ thể hóa thành chương trình hành động nên báo cáo của Ủy ban văn hóa, giáo dục tuy có gióng lên tiếng chuông báo động về thực trạng giáo dục nhưng không biết sẽ bắt đầu từ đâu. Điều này cho thấy là kết quả trồng người trong mấy chục năm vừa qua, những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã không chỉ phá đổ nền giáo dục, mà còn để lại những di hại mà ngày hôm nay vẫn chưa tìm được lối ra.

Trước thực trạng đen tối của tình hình giáo dục Việt Nam nói trên, ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, đã chia xẻ một số ý kiến như sau:

Web Việt Tân: Thưa ông, nhà cầm quyền Hà Nội đang tỏ ra khá lúng túng trong việc tìm hướng đi trong việc cải cách giáo dục? Theo ông thì nguyên nhân gì khiến cho tình hình giáo dục tại Việt Nam bế tắc và chưa tìm lối ra.

Lý Thái Hùng: Tôi nghĩ là họ không chỉ lúng túng mà còn bất lực trong việc giải quyết những bức xúc của tình hình giáo dục trên cả nước. Sự kiện họ đang cố tu sửa Luật Giáo Dục soạn thảo năm 1998 để phù hợp với nhu cầu giáo dục hiện nay là một việc làm vừa nói lên sự lúng túng về tư duy vừa không có một tầm nhìn xa về con đường phát triển Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hóa. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bế tắc giáo dục hiện nay; nhưng có hai điểm căn bản đi từ quan điểm của giới lãnh đạo Hà Nội là: 1/ Họ không muốn dân giỏi hơn đảng nên luôn luôn mang lý thuyết Mác – Lênin nhồi nhét vào đầu học sinh và coi đó là bậc thang tiến thân, từ đó đưa đến hệ quả là đảng cố bám chặt việc quản lý ngành giáo dục và khống chế mọi thứ theo nguyên tắc xin và cho. 2/ Chính sách bưng bít thông tin và tuyên truyền một chiều đã làm cho tình trạng giáo dục Việt Nam không chỉ èo uột mà còn luôn luôn đi sau những tiến bộ của nhân loại, từ đó đưa đến hậu quả là nền học thuật Việt Nam không đáp ứng nhu cầu thăng tiến của người dân và của cả đất nước. Không giải quyết hai nguyên nhân cốt lõi này, dù có tu sửa hay soạn thành một bộ luật Giáo dục mới cũng không thể giải quyết những bế tắc mà các nhà giáo dục tại Việt Nam hiện đang nêu lên như là nạn buôn bán bằng cấp, nạn dạy thêm tràn lan hay là việc tổ chức thi cử nặng nề, tốn kém nhưng không có hiệu năng sau khi ra trường.

Web Việt Tân: Vậy theo ông thì để cải cách nền giáo dục Việt Nam và nhất là xây dựng một nền giáo dục để đưa Việt Nam phát triển nhanh trong thế kỷ 21, Việt Nam cần có những điều kiện hay những khâu đột phá nào?

Lý Thái Hùng: Trước hết phải đặt cho đúng tư duy của giáo dục Việt Nam là đào tạo những công dân có ý thức trách nhiệm và phục vụ cho xã hội, chứ không phải để phục vụ cho một đảng hay một chủ nghĩa nào. Để phát triển tư duy này, xã hội phải được tổ chức trên nền tảng tôn trọng đa nguyên và bình đẳng để mọi ý kiến, mọi quan điểm có điều kiện phát huy và nhất là các giá trị truyền thống dân tộc được đề cao. Kế đến, chính quyền phải lui về vị trí điều hợp của một bộ máy hành chánh, các vấn đề về tổ chức, nội dung học thuật, phương hướng giảng dạy phải để cho xã hội giải quyết lấy, thông qua sự đóng góp bằng tâm huyết của những nhà giáo dục với sự cộng tác của toàn thể các bậc phụ huynh. Sau cùng, nền giáo dục chỉ có thể phát triển và đáp ứng nhu cầu của con người khi nó được xã hội hóa trong sự tham gia và góp sức của từng cá nhân, từng đoàn thể. Tình hình giáo dục Việt Nam hiện nay không có những điều kiện nói trên. Do đó, muốn cải cách giáo dục cho đúng nghĩa, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam cần phải tiến hành ngay những khâu đột phá này.

Web Việt Tân: Việt Nam hiện đang tụt hậu quá xa so với các nước trong vùng, đặc biệt là thua Thái Lan đến 12 lần, chỉ vì nước ta còn quá nghèo với một nền giáo dục coi như bị phá sản toàn diện. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài và loay hoay với những bế tắc của tình hình giáo dục hiện nay thì mười năm nữa, thế hệ Việt Nam trẻ ngày nay sẽ đưa đất nước chúng ta đi về đâu? Theo ông thì Cộng đồng người Việt tại hải ngoại nên có những phản ứng ra sao trước thực trạng đen tối này?

Lý Thái Hùng: Nguời ta nói là nhìn vào trình độ giáo dục của một quốc gia và nhìn vào tình hình hoạt động của giới truyền thông, báo chí, người ta sẽ định lượng tương lai của dân tộc đó ra sao. Với tình trạng bế tắc giáo dục và loay loay cải sửa theo kiểu chấp vá mà nhà cầm quyền Hà Nội đang làm, 10 hay 20 năm nữa, nước ta không những không phát triển đúng nghĩa mà còn thụt lùi so với những tiến bộ của nhân loại. Điều khó khăn của chúng ta hiện nay là Hà Nội làm không được việc mà lại dùng bạo lực khống chế và ghép tội những ai không đồng ý với họ. Do đó, chúng tôi nghĩ là dù cộng đồng người Việt tại hải ngoại có muốn hỗ trợ để cải cách tình hình giáo dục ở trong nước cũng không thể làm được như ý muốn, vì Hà Nội không những kiểm soát mọi thứ mà còn núp sau chiêu bài ’chống diễn biến hòa bình’ để trù dập và gây khó khăn cho những ai không nằm trong luồng của họ. Điều trớ trêu là chúng ta không thể làm ngơ trước cảnh học sinh thiếu thốn dụng cụ và bị bưng bít ở tại Việt Nam. Do đó trong hiện tại, tôi nghĩ là người Việt hải ngoại chỉ có thể giúp cải thiện giáo dục bằng cách cấp học bổng cho học sinh nghèo, giúp đỡ con em của bà con thân nhân đi du học hay tiếp xúc hướng dẫn những du sinh đang học tại hải ngoại. Nhưng cái giúp then chốt nhất vẫn là làm sao phá vỡ bức màn bưng bít thông tin, làm sao phá vỡ bức tường lửa để chuyển thông tin vào quốc nội, tạo ra những chuyển động với sự đứng dậy của một phong trào quần chúng đấu tranh cho dân chủ và tự do tại quốc nội. Tôi nghĩ đó là hỗ trợ thiết thực nhất để chúng ta có cơ hội cải cách lại toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo ý nguyện chung của dân tộc.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.