Súng lãnh đạo đảng, hay đảng lãnh đạo súng?

Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng CSVN. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Đốt lò” để định hướng qui hoạch nhân sự

Trong những ngày qua, giới chức CSVN rúng động, sống trong sợ hãi vì liên tiếp những thông tin khởi tố, truy tố các cựu quan chức ở Bộ Công Thương, Tổng Công Ty Sabeco, vụ khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc của những công chức kề cận với Chủ Tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung là thư ký Nguyễn Anh Ngọc và lái xe Nguyễn Hoàng Trung với lý do “có hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” theo điều 337 Bộ Luật Hình Sự năm 2015.  Có thể nói, đây là một “thao tác nghiệp vụ” hết sức bất ngờ và bất thường của Bộ Công An Việt Nam.

Tội danh mà Bộ Công An “tuyên” cho các nghi phạm cũng rất “lạ tai” và nghiêm trọng. Nó giống như các tình tiết diễn ra trong các bộ phim tình báo, phản gián vậy. Điều “kỳ khôi” là những cán bộ này kề cận với chủ tịch đương nhiệm UBND Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung nhưng cả UBND và thành ủy Hà Nội đều “không hay, không biết”. UBND Hà Nội im lặng, còn thành ủy Hà Nội hôm 14 tháng Bảy, ông phó Ban Tuyên Giáo thành ủy trả lời “mới chỉ biết sự việc qua báo chí, nếu báo chí muốn biết thêm thì qua …Bộ Công An mà hỏi.”

Cựu Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, nguyên Thứ Trưởng Hồ Kim Thoa cùng hàng loạt các quan chức của bộ này và ban lãnh đạo của Tổng Công Ty Sabeco đã chính thức nằm trong danh mục “củi đốt lò” theo quyết định khởi tố của Bộ Công An hôm 10 tháng Bảy. Nhưng nhiều tình huống “bất ngờ” đã diễn ra khi bà Hồ Kim Thoa đã biến mất một cách thần tình trong thời gian “cấm túc” tại gia, giống như nhiều trường hợp trước đó như Vũ Đình Duy, Trịnh Xuân Thanh hay Bùi Quang Huy đã “cân đẩu vân” ra nước ngoài ngay trước mũi hàng hàng lớp lớp an ninh mật vụ canh giữ nghiêm ngặt.

Chỉ ba ngày sau quyết định khởi tố, “cựu” Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng đã bị truy tố với tội danh theo khoản 3 Điều 219 Bộ Luật Hình Sự năm 2015 là “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” – một tội danh mà chắc chắn liên quan tới tham nhũng khủng ở giới chức cao cấp cộng sản – qua việc hô biến miếng đất “kim cương” 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1, TP.HCM từ đất nhà nước sang đất tư nhân với giá “bèo.”

Như vậy, Bộ Công An Việt Nam đang tăng tốc đẩy nhanh việc “đốt lò” theo chỉ đạo của ông Nguyễn Phú Trọng trước thềm đại hội đảng bộ các cấp lần thứ 13, sẽ bắt đầu diễn ra từ tháng Tám. Nhưng nếu nhìn vào danh sách “củi” của ông Trọng thì có thể nhận ra nhiều cái tên trong danh sách “Lê Đức Anh’s Kids” mà cú đêm Osin của “bên thắng cuộc” đã réo tên từ trước đó khá lâu. Hai cựu bộ trưởng Bộ 4T là Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son và bây giờ là Vũ Huy Hoàng đều là những cán bộ có mối liên quan mật thiết với “cựu hoàng” Lê Đức Anh, người được coi là “bố già” cuối cùng của lớp thế hệ lãnh đạo cũ khét tiếng “Mười – Anh – Kiệt.” Sau cái chết của “cựu hoàng” vào tháng Tư, 2019, những thông tin đầu tiên về vụ án AVG mới bắt đầu được khui ra trên hệ thống truyền thông.

Bộ Công An vừa qua tiến hành khám xét nơi ở, nơi làm việc của những cán bộ thân cận với Chủ Tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung rõ ràng là một việc làm “vuốt mặt không nể… trứng cá.” Cần nhắc lại rằng, ông Chủ Tịch Chung có xuất thân từ ngành công an, là anh hùng lực lượng vũ trang, giữ hàm thiếu tướng khi mới 46 tuổi, giám đốc công an thủ đô trẻ nhất trong lịch sử của ngành này. Nhiều thông tin “lề trái” cho rằng Nguyễn Đức Chung đích thực là một Kid ruột (theo nghĩa đen) của Lê Đức Anh và điều đó lý giải con đường quan lộ thần tốc đến khó tin của ông ta.

Việc Bộ Công An “gõ cửa” nhà tướng Chung một cách lộ liễu như vậy rõ ràng gửi một thông điệp cảnh cáo cho ông chủ tịch (người vừa “ghi điểm” trong các quyết định quyết đoán phòng chống dịch cúm Tàu hiệu quả vừa qua) không nên “có tham vọng” trong đại hội lần tới. Các vết nhơ của quan chức CSVN đều được Bộ Công An nắm rõ và giờ đây ông “bí thư đảng ủy Bộ CA” đang xử dụng để chơi một ván cờ chỉ có một người chơi, đó là chính ông ta. Trong khi những con “cá mập” thực sự với đầy đủ chứng cứ phạm tội rõ ràng như Lê Thanh Hải, Phạm Quang Nghị, Nguyễn Thế Thảo, Lê Hoàng Quân… thì vẫn “bình chân như vại.” Công cuộc “đốt lò” của ông Trọng rõ ràng là chỉ “đốt có giới hạn” để đảm bảo “đánh chuột” nhưng không làm vỡ “cái bình thể chế” vốn đã nứt vỡ và nhung nhúc chuột bọ bên trong.

Súng lãnh đạo đảng

Trong thời gian qua, Bộ Công An Việt Nam có sự thay đổi, thuyên chuyển, bổ nhiệm mới hàng loạt nhân sự cao cấp ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Nếu chỉ từ quí 4 năm 2019 đến quí 1 năm 2020, có khoảng 20 vị trí sĩ quan cao cấp là giám đốc, phó giám đốc công an các tỉnh được bổ nhiệm mới thì chỉ riêng quí 2 năm 2020 có tới gần 30 quyết định điều chuyển và bổ nhiệm mới ở vị trí sỹ quan chỉ huy ở các tỉnh.

Đây có thể nói là một cuộc “thay máu” lớn nhất trong lịch sử ngành. Nó làm cho người ta liên tưởng tới việc ông “bí thư đảng ủy Bộ Công An” đang tiến hành nhằm “bảo kê” cho đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13 sẽ phải diễn ra tuyệt đối theo chỉ đạo nhân sự của ông. Với “chiêu bài” là không sử dụng người địa phương để làm giám đốc công an tỉnh để đảm bảo tính khách quan, công tâm trong thực thi nhiệm vụ, trên thực tế, mục đích của nó hoàn toàn khác với lý do được tuyên bố.

Được mệnh danh là “thanh gươm và lá chắn” của đảng cầm quyền CSVN, Bộ Công An Việt Nam là hệ thống an ninh lớn nhất Đông Nam Á với khoảng 1,8 triệu quân (bao gồm cả lực lượng chính quy và lực lượng bán vũ trang dưới cơ sở như dân phòng, công an xã, bảo vệ dân phố, mạng lưới cộng tác viên, chỉ điểm…) lớn gấp 3 lần so với quân đội, xử dụng hơn 10% ngân sách quốc gia hàng năm (lớn hơn nhiều kinh phí của cả hai bộ giáo dục và y tế cộng lại), ngân sách dùng cho Bộ Công An thậm chí còn lớn hơn ngân sách quốc phòng, được coi là “quốc gia trong quốc gia,” “nhà nước trong nhà nước,” là đội “cẩm y vệ” của “hoàng đế.”

Siêu bộ này có tới 9 thứ trưởng, 39 cục trưởng và tương đương cục trưởng, hai khối bộ tư lệnh, 10 khối học viện và nhà trường và hàng trăm tướng lĩnh ở cấp bộ, chưa kể hệ thống tổ chức của các sở công an tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Đây là cơ cấu quyền lực lớn nhất của nhà cầm quyền CSVN với chức năng chính theo qui định là “thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội; phản gián; điều tra phòng chống tội phạm; phòng cháy chữa cháy và cứu hộ; thi hành án hình sự, thi hành án không phải phạt tù, tạm giữ, tạm giam; bảo vệ và hỗ trợ tư pháp…” Tuy nhiên, có thể thấy rằng, lực lượng này trên thực tế đã đi xa hơn chức năng và nhiệm vụ được Hiến Pháp và luật pháp qui định rất nhiều.

Như một truyền thống của nhà nước chuyên chính vô sản được Mao Trạch Đông gói gọn trong một câu nói “Chính quyền được đẻ ra từ họng súng,” rất nhiều tướng lĩnh công an Việt Nam trở thành lãnh đạo tỉnh thành như trường hợp tướng Nguyễn Đức Chung hay nguyên thủ quốc gia như trường hợp với Trần Đại Quang. Sắp tới nếu phe cánh Long An của “ông trùm” Trương Tấn Sang vẫn duy trì sức mạnh lấn lướt hiện thời, rất có thể Trương Hòa Bình, Nguyễn Hòa Bình sẽ có nhiều cơ hội để đi xa hơn trong nhiệm kỳ tới, bất chấp những tai tiếng về một quá trình tội ác, chồng chất oan sai và chạy án khủng khiếp.

Con đường quan lộ của Nguyễn Hòa Bình cũng là một ví dụ điển hình của hệ thống “luật rừng” của Việt Nam khi một mình ông ta đóng cả ba vai “côn an, tòa án, kiểm sát” trong vụ kỳ án Hồ Duy Hải kéo dài hơn một thập kỷ. Trong cơ cấu của Bộ Chính Trị và trung ương, tỷ lệ tướng lĩnh công an thường chiếm khoảng 25 – 30% nhân sự chủ chốt, thậm chí lớn hơn cả quân đội trong khoảng 20 năm trở lại đây.

Việc lạm quyền và tha hóa trong Bộ Công An là phổ biến như trường hợp đường dây đánh bạc hàng chục ngàn tỷ của con rể Phạm Quang Nghị là Nguyễn Văn Dương liên kết với các tướng lãnh công an như Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa sử dụng máy chủ Bộ Công An để quản lý mạng lưới đánh bạc online “khủng” nhất từ trước tới nay, còn các tướng Bùi Văn Thành, Trần Việt Tân, Phan Hữu Tuấn đã nhiệt tình giúp đỡ doanh nghiệp của Phan Văn Anh Vũ “ăn đất.” Các tổ chức chống buôn lậu thì buôn lậu khủng, chống tội phạm thì bảo kê tội phạm, công an giao thông thì “chặn đường mãi lộ” trên trên tất cả công lộ quốc gia…

Đây có thể coi là tổ chức tội phạm lớn nhất mà một nhà nước chuyên chế có thể tạo ra. Khi ngài Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trở thành “bí thư đảng ủy Bộ Công An,” hệ thống quyền lực này còn kiêm nhiệm một chức năng tối quan trọng nữa là đảm bảo sự chỉ đạo tuyệt đối từ “người đốt lò vĩ đại” trong công tác “qui hoạch” nhân sự chủ chốt của đại hội đảng các cấp lần thứ 13. Đó là đường lối “Súng lãnh đạo Đảng.”

Vẫn biết rằng, ông Trọng có bằng tiến sĩ “xây dựng đảng” và công việc duy nhất ông làm trong suốt hai nhiệm kỳ qua là “đốt lò” để “tổ chức nhân sự đảng;” nhưng việc phụ thuộc và sử dụng quá nhiều đến Bộ Công An sẽ dẫn đến nhiều hiểm họa nguy hại sau này. Ngài Lord Acton từng nói “quyền lực tuyệt đối thì tha hóa là tuyệt đối” và đó được coi là nguyên tắc vàng trong việc kiểm soát các cơ cấu quốc gia. Một nhà nước mạnh thì phải tự giới hạn và kiểm soát tốt quyền lực của mình. Trong khi đó, các lãnh đạo CSVN lại ngày một mở rộng quyền lực cho các cơ cấu quyền lực vốn đã không thể kiểm soát được từ lâu.

Một bài học đắt giá thuộc về “lịch sử đảng” cần nhắc cho ông Tổng-Tịch Nguyễn Phú Trọng rằng các Bộ Trưởng Bộ Công An Trần Quốc Hoàn, Mai Chí Thọ… đã vô hiệu hóa “cha già vĩ đại” Hồ Chí Minh như thế nào sau khi đã giúp ông ta thực hiện các tội ác bẩn thỉu. “Kẻ dùng gươm sẽ có ngày chết vì gươm” và lưỡi gươm trên tay một kẻ “trói gà không chặt” như ông Trọng chắc chắn sẽ có ngày làm đứt tay ông hoặc gây ra những tội ác khủng khiếp như cuộc thảm sát ở Đồng Tâm vừa qua. Đó sẽ là vết nhơ lịch sử mãi mãi khắc ghi tên Nguyễn Phú Trọng. Đừng lặp lại điều đó một lần nữa.

Tân Phong

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.