Bộ Công Thương

Ảnh tráí: Dân xếp hàng dài trong đêm chờ đổ xăng; ảnh phải: Bộ Trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Lỗi ở ai hả giời?

Gã được biết có cuộc đấu đá nội bộ rất căng của những lãnh đạo liên quan ngành công thương về việc chọn bộ trưởng. Nhiều người cổ vũ cho việc đưa một người rành và giỏi về ngành kinh tế trọng yếu này làm bộ trưởng. Nhưng tất cả đều té ngửa thất vọng vì một cuộc “ngã giá chia phần” nào đó của những người có quyền lực thực sự trong đảng cầm quyền, dẫn đến ông Nguyễn Hồng Diên “rất đỏ về khuôn mẫu chính trị và được tín cẩn về lập trường và lòng trung thành,” nhưng chưa từng hiểu biết sâu chuyên môn ngành công thương chễm chệ ngôi chót vót.

Người dân xếp hàng dài trước một trong các cửa hàng xăng dầu còn kinh doanh để chờ đến lượt đổ xăng, tối 10/10/2022. Trước đó, vào buổi chiều, có 121 trong tổng số 550 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn TP.HCM "hết xăng tạm thời." Ảnh: Kinh Tế Sàigòn Online

Thấy gì từ điệp khúc “giá lên thì bán, giá xuống thì… hết”

Đây không phải là lần đầu tiên các cây xăng trong khu vực miền Nam dừng hoạt động với lý do là không còn xăng để bán. Trong khi giới chức Bộ Công Thương thì luôn miệng nói rằng vấn đề này chỉ là “cục bộ” và do sự “chậm trễ nhất thời.” Điệp khúc này cứ lặp lại mỗi khi giá xăng xuống thấp. Nó khiến nhiều người dân nghi ngờ chủ các cây xăng “găm hàng” đợi tăng giá thì mới bán, tạo thêm bức xúc cho người dân vốn đã chịu quá nhiều áp lực từ cuộc mưu sinh khó nhọc.

Khi tuyên giáo điều hành cả y tế và kinh tế

Những lựa chọn của ông Trọng cho các vị trí nhân sự quan trọng còn tệ hại, gian manh, tàn bạo, vô lương hơn kẻ trước. Thực tế cho thấy ông Tổng Lú rất ưa thích sử dụng đám cán bộ tuyên giáo để điều hành các lĩnh vực cần chuyên gia chuyên ngành khoa học như y tế và kinh tế. Cụ thể là Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thanh Long xuất thân từ phó Ban Tuyên Giáo Trung Ương và Bộ Trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cũng từng đi qua vị trí này.

Nhà máy Nhiệt điện than Thái Bình 2 ở Việt Nam. Ảnh: Thanh Niên

Từ hội nghị COP26 đến nhiệt điện than của Việt Nam

Bản quy hoạch điện quốc gia không chỉ là chuyện của ngành điện mà có tác động đến mọi mặt đời sống của người Việt trong nhiều thập niên sắp tới. VN là một trong những quốc gia bị tác động nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu. Mực nước biển dâng lên có thể nhấn chìm các vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các tỉnh ven biển. Giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu không chỉ là yêu cầu về kinh tế mà còn liên quan mật thiết tới sự sinh tồn. Lẽ ra nhà cầm quyền VN nên lợi dụng xu thế chống biến đổi khí hậu đang sôi nổi khắp thế giới để vận động sự ủng hộ, tài trợ của quốc tế cho cuộc chuyển dịch sang năng lượng sạch thì Hà Nội lại tự nguyện biến đất nước thành đống rác thải của TQ mà các thế hệ sau khó mà thoát ra được.

Độc quyền nhà nước và sự lộng hành của EVN

Ngày 23 tháng Ba, trên báo VNEconomy có bài viết “Khả năng EVN sẽ phải tăng giá điện bán lẻ,” với lý do được EVN đưa ra rất chung chung là “bù vào chi phí đầu vào tăng.”

Theo ước tính của Bộ Công Thương, nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam sẽ vượt nguồn cung khoảng 6,6 tỷ kWh vào năm 2021 và 11,8 tỷ kWh năm 2022. Nghĩa là sự thiếu hụt điện ngày một tăng.

Ai gây ra thiếu hụt điện? Và ai đòi tăng giá điện?

Công nhân công ty điện lực. Ảnh: Tổng công ty Điện Lực Miền Nam (EVNSPC)

Đề xuất giá điện bán lẻ: ‘5 bậc’ hay ‘một giá’?

Nếu áp dụng cùng một lúc cả 2 cách tính giá điện là năm bậc thang và một giá điện, thì người dân sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Nhưng nếu áp dụng một giá điện, người tiêu dùng chưa chắc đã được hưởng nhiều lợi thế hơn so với cách tính giá điện bậc thang. (Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ Ngô Trí Long)

Cựu Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và cựu Thứ Trưởng Hồ Thị Kim Thoa bị truy tố liên quan vụ án “khu đất vàng” số 2-4-6 đường Hai Bà Trưng, Q. 1, Sài Gòn. Ảnh: Internet

Chuyện hài “truy tố” Hồ Kim Thoa và Vũ Huy Hoàng

Tại sao một người phạm tội chưa mang ra toà  xét xử mà đã có ai đó muốn ngồi trên luật pháp để lên tiếng đề nghị xử nhẹ. Và rồi một người khác bỏ trốn phải đình chỉ truy tố, chờ bắt được mới tính tiếp. Những điều mâu thuẫn này cho thấy Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lật lại vụ tham ô lô đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM chỉ để dằn mặt ai đó chứ không nhằm kết tội thật sự.

Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng CSVN. Ảnh: Internet

Súng lãnh đạo đảng, hay đảng lãnh đạo súng?

Đây có thể coi là tổ chức tội phạm lớn nhất mà một nhà nước chuyên chế có thể tạo ra. Khi ngài Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trở thành “bí thư đảng ủy Bộ Công An,” hệ thống quyền lực này còn kiêm nhiệm một chức năng tối quan trọng nữa là đảm bảo sự chỉ đạo tuyệt đối từ “người đốt lò vĩ đại” trong công tác “qui hoạch” nhân sự chủ chốt của đại hội đảng các cấp lần thứ 13. Đó là đường lối “Súng lãnh đạo Đảng.”

Giá điện nào cho EVN và cho người tiêu dùng? Ảnh: Báo Lao Động

Giá điện nào cho EVN và cho người tiêu dùng?

Giá điện 1 giá đảm bảo cho EVN còn rất lời, mà người tiêu dùng chấp nhận được chính là giá 1.864 đ. Như vậy Bộ Công Thương giữ lại 2 mức giá bậc thang: 1.678 đ (0-50 kWh), 1.734 đ (51-100 kWh) và chốt giá 1.864 đ cho toàn bộ mức tiêu dùng khác.

Xin đảm bảo với ông Thứ Trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng rằng EVN không thể lỗ với mức giá trên. EVN sẽ còn lời nhiều hơn khi lượng tiêu thụ điện sẽ tăng, vì giá 1.864 đ sẽ kích thích nhu cầu dùng điện tăng cho toàn bộ các hộ gia đình sử dụng trên 100 kWh. Điều này có thể dễ dàng chứng minh bằng mô hình toán học.