Sydney gây quỹ yểm trợ quốc nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lúc 6 giờ 30 phút tối ngày 25/03/2018 tại nhà hàng Crystal Palace, Canley Heights, New South Wales, cơ sở Việt Tân NSW đã tổ chức đêm dạ tiệc gây quỹ qua chủ đề “Những ước mơ vào thu” nhằm yểm trợ phong trào dân chủ tại Việt Nam với sự góp mặt của nam ca sĩ Mai Thanh Sơn đến từ Hoa Kỳ và các ca sĩ tại địa phương như Trâm Anh, Bích Phượng, Hoàng Thanh Hương, Nhất Luân, Cung Đình Lộc.

Mở đầu chương trình là hoạt cảnh Nhân Danh Việt Nam được dàn dựng công phu bởi cô Ceci Bích Huyền và phần trình diễn đầy lôi cuốn của các bạn trẻ.

 

Chương trình được tiếp nối với phần nghi thức chào cờ Úc Việt và phút mặc niệm đầy trang nghiêm.

Được biết buổi dạ tiệc có sự tham dự của Chủ tịch Cộng đồng người Việt Tự do tiểu bang NSW, ông Paul Huy Nguyen, sự góp mặt của đông đảo các hội đoàn và sự tham gia của hơn 600 đồng hương người Việt tiểu bang NSW.

Sau phần giới thiệu các hội đoàn của MC Lê Vũ là phần phát biểu của ông Lê Ánh, đại diện ban tổ chức  ngỏ cám ơn sự hiện diện và yểm trợ của tất cả các hội đoàn và đồng hương đã đến tham dự buổi dạ tiệc yểm trợ cho phong trào dân chủ tại quê nhà.

Kế tiếp là lời chia sẻ chân thành của Chủ tịch cộng đồng người Việt tự do tiểu bang NSW, ông Paul Huy Nguyen.Ông biểu dương tinh thần đấu tranh vì tự do dân chủ đồng thời hứa sẽ luôn đồng hành sát cánh hỗ trợ đến cùng cho những chương trình yểm trợ phong trào dân chủ tại Việt Nam.

Chương trình được tiếp diễn với hàng loạt các tiết mục hấp dẫn, lúc thì sôi động với màn trình diễn thời trang của nhà thiết kế Ceci Bích Huyền, lúc lại sâu lắng đầy cảm xúc với các nhạc phẩm đấu tranh như “Việt Nam Tôi đâu”, “Anh Là Ai”,… cả khán phòng đã hòa cùng ca sĩ Mai Thanh Sơn khi anh thể hiện ca khúc “Triệu Con Tim” của nhạc sĩ Trúc Hồ đầy cảm xúc.

Buổi gây quỹ năm nay không có các tiết mục đấu giá hay xổ số, tuy nhiên vẫn nhận được sự đóng góp đáng kể của các mạnh thường quân góp phần vào sổ vàng.

Chương trình đã khép lại lúc 10 giờ 30 phút tối với ca khúc đầy ý nghĩa “Hãy Gấp Trang Báo & Tắt Tivi” của Nhạc sĩ Tuấn Khanh qua phần hợp ca của ca sĩ Mai Thanh Sơn và các bạn trẻ Sydney trình bày.

Như Trúc tường trình từ Sydney, Úc Châu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

15 thẩm phán của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) trong buổi công bố ý kiến về nghĩa vụ khí hậu của các nước. La Haye, Hà Lan, 23/07/2025. Ảnh: AP - Peter Dejong

Tòa án Công lý Quốc tế: Những nước vi phạm nghĩa vụ khí hậu sẽ phải bồi thường

Ngày 23/07/2025, Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ), trụ sở tại La Haye, Hà Lan, đã ra một ý kiến tư vấn mang tính chất lịch sử về khí hậu: Những nước nào vi phạm nghĩa vụ về khí hậu sẽ bị coi là thực hiện một hành vi “phi pháp” và có thể sẽ phải bồi thường các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ý kiến tư vấn, được nhất trí thông qua, vượt quá mong đợi của các nhà hoạt động và được nhiều nước hoan nghênh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Khoảng tối trong chính trị Trung Quốc

Chuyên gia Julienne của Pháp cảnh báo rằng mức độ không minh bạch của hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay là đặc biệt nghiêm trọng và ngày càng khó dự đoán kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012. Ông nhấn mạnh: “Việc phân tích hay dự báo tương lai chính trị Trung Quốc chưa bao giờ bất định và rủi ro như hiện nay.”

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc (trái) hôm 21/5/2025 đã sử dụng vòi rồng và húc vào một tàu cá của Philippines đang làm nhiệm vụ nghiên cứu gần một trong ba bãi cát có tên là Sandy Cay ở Biển Đông đang tranh chấp. Ảnh: AP

Cuộc chiến ý tưởng của Trung Quốc ở Biển Đông

Bắc Kinh đang sử dụng các viện nghiên cứu để hợp pháp hóa yêu sách hàng hải và định hình nhận thức toàn cầu.

… Cùng nhau, các tổ chức này tạo nên cái mà người ta có thể gọi là “bộ máy truyền thông chiến lược,” có nhiệm vụ biến sự quyết đoán trên biển của Trung Quốc thành sự kiềm chế, và sự phản kháng của nước ngoài thành sự can thiệp gây bất ổn.