ca sĩ Thủy Tiên

Bà Nguyễn Phương Hằng livestream tố cáo nhiều người nổi tiếng phạm tội, nay chính bà bị nhà chức trách truy tố phạm tội. Ảnh chụp Youtube Việt Tân

Vụ bắt bà Nguyễn Phương Hằng: Những điều luật phục vụ thủ đoạn của chính quyền CSVN

Việc bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt là chuyện không khó đoán. Một khi bà Hằng không đủ bằng chứng hoặc bằng chứng không thuyết phục thì bà này chỉ có thể bị truy tố về tội vu khống nằm ở điều 156 Bộ Luật Hình Sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), hoặc nếu có thể thì truy tố thêm tội xúc phạm danh dự người khác thuộc điều 155 BLHS 2015.

Tuy nhiên, chính quyền CSVN lại truy tố bà Hằng ở một điều luật hoàn toàn xa lạ, đó là điều 331 BLHS. Vậy điều 331 Bộ Luật Hình Sự 2015 có nội dung gì?

Thôn Ngọa Cường, xã Cảnh Hóa, tỉnh Quảng Bình trước áp lực mạnh mẽ của dư luận mạng xã hội đã phải trả lại cho dân số tiền cứu trợ do đoàn cứu trợ của ca sĩ Thủy Tiên trao tặng cho 69 gia đình nạn nhân lũ lụt mà thôn đã tịch thu trước đó, tháng 10/2020. Ảnh: VOV

Lấy quyền gì thôn thu lại tiền cứu trợ bão lụt?

Nếu Việt Nam để cho xã hội dân sự phát triển như các nước khác, người của các tổ chức này có thể liên lạc trực tiếp các gia đình bị nạn, mời họ đến trình bày và nhận tiền theo mức độ thiệt hại. Nhờ cái cầu nối này mà chính quyền sẽ rảnh tay lo những việc lớn khác về y tế, giao thông, lương thực, xây dựng sau bão lụt.

Qua vụ việc này, người ta càng thấy xã hội dân sự rất cần thiết trong một đất nước nay có đến 100 triệu dân mà càng cấm đoán càng bất lợi cho chế độ.

Ai cấp phép xây các thủy điện gây thảm họa bất chấp cảnh báo của giới chuyên gia?

Nhiều triệu người ở miền Trung Việt Nam lại oằn mình gánh chịu hậu quả của mưa bão. Thiệt hại về nhân mạng, tài sản do lũ lụt, sạt lở trong ba tuần vừa qua khiến thiên hạ lại nổi giận với… thủy điện nhưng sự giận dữ ấy dường như chưa đủ và hoàn toàn chưa đúng!

Thủy điện chỉ là phần nổi của thảm họa, thảm nạn…

Nhà máy thủy điện Hố Hô, (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) xả lũ với lưu lượng lớn, trong khi hàng ngàn hộ dân khu vực hạ nguồn đang bị ngập trong nước lũ, tháng 10/2016. Ảnh: PLO

Xả lũ gây thiệt hại, người dân có quyền kiện thủy điện

Chỉ trong vài ngày, ca sĩ Thủy Tiên đã kêu gọi được hơn 105 tỷ đồng cho việc cứu trợ nạn nhân lũ lụt. Câu hỏi phải đặt ra đó là tấm lòng của thiên hạ cứ phải trải ra với người gặp cơn ngặt nghèo đến bao nhiêu lần nữa đây khi thủy điện đã là nhân tai? Một câu hỏi nữa đó là tại sao người có lòng phải góp tiền để bù đắp thiệt hại do thủy điện gây ra còn họ thì cứ thản nhiên kiếm lời và xả lũ để tự bảo vệ mà bất cần quan tâm đến người khác?

Nếu phải gây quỹ, hãy nghĩ đến điều căn cơ hơn, đó là gây quỹ hỗ trợ pháp lý để giúp những nạn nhân của thủy điện khi họ quyết tâm đi kiện thủ phạm gây ra lũ lụt.

Ông Phạm Minh Hoàng: Nhà nước muốn “tịch thu” tiền quyên góp cho đồng bào miền Trung?

Câu Chuyện Trong Tuần kỳ nầy, nhà giáo Phạm Minh Hoàng nói về những diễn biến xung quanh tình hình lũ lụt ở miền Trung, đặc biệt về Nghị Định 64 và công văn hỏa tốc của Ủy Ban Nhân Dân huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, yêu cầu chuyển hàng cứu trợ cho Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc địa phương…

Người dân xếp hàng để được tặng những thùng mì gói cứu trợ tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vào ngày 16/10/2020. Ảnh: AFP

Cần bỏ Nghị Định 64/2008 khi trói tay cá nhân làm từ thiện!

“Cá nhân tôi thấy việc cô Thủy Tiên làm nó chứng minh một điều, rõ ràng những công tác hoạt động xã hội từ thiện thì ai cũng có thể làm. Từ tổ chức nhà nước, tổ chức chuyên nghiệp như Hồng Thập Tự cho đến cá nhân… Không nên hạn chế, vì càng nhiều người làm thì những người bị hoạn nạn càng có nhiều cơ hội được giúp đỡ.

Nó hợp pháp, nó không có gì sai cả. Hiệu lực của Nghị Định 64 thấp hơn Bộ Luật Dân Sự và nó đang trái luật. Vì thế, đây là văn bản cần được đề nghị bãi bỏ. Thứ nhất vì nó trái với Bộ Luật Dân Sự; thứ hai là nó không phù hợp với nhu cầu của xã hội.”

Ca sĩ Thủy Tiên vận động tài chánh và đến tận nơi cứu trợ bà con nạn nhân lũ lụt Miền Trung, tháng 10/2020. Ảnh: Internet

Cứu trợ lũ lụt: Sự lạc hậu của Nghị Định 64*

Hiện nay có rất nhiều người muốn trực tiếp thực hiện các hoạt động cứu trợ mà không thông qua các đơn vị của nhà nước.

Họ muốn trực tiếp thực hiện để cảm nhận được nét đẹp cuộc đời, muốn tìm thấy ý nghĩa cuộc sống, họ muốn thấu cảm được tình người, và muốn được vun đắp phẩm hạnh công dân, và điều đó hoàn toàn chính đáng, cho thấy sự sôi nổi tích cực của đời sống xã hội.

Chứ hiện nay không thể nào gò ép bắt buộc tất cả các hoạt động cứu trợ đều phải qua tay các đơn vị nhà nước được.