chống dịch như chống giặc

Tờ Lao Động vừa công bố file ghi âm phát biểu của ông Lê Minh Tấn, Giám Đốc Sở Lao Động-Thương Binh và Xã Hội TP.HCM (trong hình), vào ngày 18/10/2021, tại kỳ họp thứ ba của HĐND TP.HCM Khóa 10, đồng thời nhấn mạnh, chính ông Tấn tuyên bố, trong đợt dịch thứ tư vừa qua, tại TP.HCM... chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, chưa ai khốn khổ. Ảnh: Báo Lao Động

Sự lươn lẹo của Thành Hồ

Trong tình trạng đất nước ngày càng tụt hậu do sự bất tài của cán bộ, dư luận phải lên tiếng mạnh mẽ phản đối phát ngôn lươn lẹo của Lê Minh Tấn. Và buộc Tấn không những xin lỗi mà còn phải từ chức vì Tấn là người chịu trách nhiệm tham mưu cho thành phố nhưng không kịp thời cứu giúp bà con lao động nghèo trong mùa dịch.

Ảnh chụp báo Thanh Niên đăng về vụ chính quyền huyện Trần Văn Thời, Cà Mau tiêu hủy 15 con chó theo chủ đưa về quê để trốn dịch. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Phải có người chịu trách nhiệm trong vụ tiêu diệt 15 con chó

Đọc lời giải thích của viên cán bộ huyện Trần Văn Thời, nói theo dân miền Tây là ‘tức cành hông.’ Tức không chịu được vì sự lấp liếm và nguỵ biện của anh ta. Trong vụ giết mấy con chó của anh Hùng và chị Mai phải có người chịu trách nhiệm, chớ không thể nói là ‘tiêu hủy nhầm’ được.

…Xã hội Việt Nam đã bước vào thế kỷ 21 hơn 20 năm rồi, và một xã hội văn minh không thể nào dung túng cho sự tàn bạo đó được. Phải có người chịu trách nhiệm và bị trừng phạt vì hành động man rợ đó.

Những điểm đáng lưu ý trong cuộc nói chuyện giữa giám đốc công an và cựu bí thư An Giang

Đoạn ghi âm giữa Đại Tá Đinh Văn Nơi – Giám Đốc Công An An Giang với một người được cho là cựu bí thư An Giang được phát tán trên mạng xã hội cho thấy sự bất đồng trong giới lãnh đạo tỉnh, ảnh hưởng đến việc giải quyết tình trạng người dân kéo về quê.

Trong cuộc nói chuyện này, có vài yếu tố rất đáng chú ý.

Người lao động rời bỏ TP.HCM để về quê hôm 1/10/2021. Ảnh: Reuters

Covid-19: Vì sao người lao động ngoại tỉnh tháo chạy khỏi TP.HCM?

Từ tối ngày 30/9, đã có hàng ngàn người dân rời khỏi TP.HCM về quê ngay sau khi có thông tin thành phố này gỡ bỏ chốt chặn và rào chắn. Khi đó, đa số những người này đã bị quân đội, công an chặn lại tại khu vực giáp ranh giữa TP.HCM với các tỉnh lân cận.

Đến nay đã gần một tuần, chính quyền đã cho phép người dân về quê có kiểm soát, hạn chế một phần, nhưng số người bỏ phố về quê vẫn tăng lên cả trăm ngàn người. Dòng người trở về quê này được cho là những người nghèo, những người không còn chịu đựng nổi sau nhiều tháng bị phong tỏa ở Sài Gòn.

Chốt chặn khắp các ngã đường ngăn cản người dân rời bỏ Sài Gòn đêm 30/9/2021. Ảnh: AFP

Cuộc tháo chạy của người dân

Đây là lần thứ ba có đợt tháo chạy của người dân nhập cư Sài Gòn, không chỉ ở Miền Tây mà cả Miền Trung xa xôi. Câu hỏi đặt ra là tại sao khi thành phố mở cửa, người dân không ở lại mưu sinh mà phải chạy trốn?

Họ là những công nhân nhập cư nghèo của các khu công nghiệp sau 4 tháng chịu đựng đói khổ vì thất nghiệp, hết đường sinh sống. Họ không chạy trốn dịch bệnh mà chạy trốn cái đói, cái cơ cực suốt một thời gian dài bị giam lỏng mà không được nhà nước hỗ trợ, hoặc chỉ là nhỏ giọt.

Hàng ngàn người đi qua Bình Phước để về quê sau khi rời bỏ các trung tâm sản xuất lớn, tháng 10/2021.

Việt Nam/Đại dịch: Hàng vạn người tiếp tục rời các trung tâm kinh tế, về quê

“TP.HCM và những nơi cần những người lao động nên xem xét lại để thay đổi chính sách cho rõ ràng hơn, có chính sách tốt hơn, đảm bảo hơn cho người lao động, đây là thời điểm để thay đổi mức lương và chất lượng người lao động, các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, an sinh xã hội phải cải thiện. Lời hứa và hành động phải đảm bảo một cách rõ ràng.” [bà Ngô Thị Oanh Phương, một nhà hoạt động xã hội]

Lúc này, chính quyền trung ương cần phải đổ tiền về để cứu các trung tâm kinh tế gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…, bà Phương đề xuất.

Bí thư phường Vĩnh Phú, TP. Thuận An, Bình Dương chỉ đạo lực lượng chức năng phá cửa, xông vào nhà cưỡng chế một phụ nữ đi test Covid. Ảnh: FB Mạc Van Trang

Thấy gì từ vụ cưỡng chế dân test Covid

Chị Lan không nhận lời xin lỗi của ông Quan [Bí Thư Phường] mà đòi hỏi phải truy tố hành vi phạm pháp là đúng. Tất nhiên họ bao che nhau, sẽ rất khó khăn. Nhưng đó cũng là một bước tiến bộ về nhận thức và hành động.

Nhiều người dân đã bức xúc nói lên sự thật tồi tệ của chính quyền, đã bớt sợ hãi; nhiều người xuất hiện trong các livestream nói, tôi nói sự thật, tôi không sợ gì hết. Có lẽ GS Hoàng Dũng nói đúng: Sau đại dịch dân sẽ khác còn chính quyền vẫn thế!

Một khu vực bị phong tỏa ở Đồng Nai, tháng 7/20021. Ảnh: VnExpress

Sống chung với dịch và nền kinh tế phía Nam

Chỉ tính riêng TP.HCM, trong năm 2020 đã đóng góp trên 22% GDP và gần 27% cho ngân sách quốc gia, giữ vị trí đứng đầu nhiều năm liền. Nếu gộp chung Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu thì khu tứ giác này đóng góp 30% GDP và 40% ngân sách trên 63 tỉnh, thành phố.

Thế nhưng dịch bệnh và biện pháp phong tỏa kéo dài đã giáng một đòn mạnh vào hoạt động kinh tế của bốn địa phương này. Nếu khu vực này tiếp tục bị phong tỏa, chắc chắn chuỗi cung ứng xuất khẩu của Việt Nam bị gián đoạn, đầu tư ngoại quốc cảm thấy mất an toàn có thể rút lui.

Thủ Tướng Phạm Minh Chính buộc phải thừa nhận: “Phải xác định cuộc chiến đấu này còn rất trường kỳ, lâu dài, vất vả,” sau những khẩu hiệu, nghị quyết, quy định và biện pháp ban hành chống biến thể Delta tỏ ra vô hiệu, trong một cuộc họp giữa chính phủ với các địa phương hôm 30/7. Ảnh chụp từ giaoduc.net

Cuộc chiến chống Covid-19: Trường kỳ và vất vả

Nếu Thủ Tướng Chính đã ý thức được cuộc chiến chống Covid-19 là trường kỳ thì nên vứt bỏ “mục tiêu kép” mà ưu tiên cho bảo vệ sức khỏe người dân, đồng thời để ngăn ngừa con số tử vong cao.

Kế đến là bỏ chủ trương “chống dịch như chống giặc” mà thực tế đã chứng minh chỉ có giá trị như một khẩu hiệu tuyên truyền, để từng bước giải tỏa những nơi bị phong tỏa. Điều này sẽ giúp người dân tập làm quen sống chung với dịch và chính họ sẽ tự điều hòa cuộc sống của chính họ.

Sau cùng, chính phủ phải chi một số tiền để hỗ trợ người dân, không chỉ người nghèo mà cả những người sống nhờ đồng lương trong các công việc văn phòng, dịch vụ, sản xuất.