cơ chế xin-cho

Bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, người nhận hối lộ nhiều nhất trong vụ án (253 lần), tại phiên tòa xử vụ "chuyến bay giải cứu." Ảnh: Thanh Niên

Cơ chế “xin – cho”

Vụ giải cứu đồng bào bản chất là từ cơ chế “xin – cho.” Nhiều khi anh em thiện lành và bò đỏ chỉ biết lao vào chửi bọn quan tham, bọn doanh nghiệp đưa hối lộ, làm hỏng cán bộ ta, bọn cán bộ điều tra sâu mọt chạy án… Nhưng phải hiểu đó chính là vấn đề của thể chế. Thể chế càng tạo ra nhiều cơ chế “xin – cho” thì càng tạo ra cơ hội cho tham nhũng.

Toàn cảnh phiên tòa xử 54 người trong vụ "chuyến bay giải cứu" ở Hà Nội hôm 11/7/2023. Ảnh: VietnamNet

Giải cứu những phiên tòa

Xử một vụ chuyến bay giải cứu, hay trăm vụ, ngàn vụ, dù lớn hơn thế nữa, nhưng nếu không thay đổi cái cơ chế hiện tại thì tham nhũng và tội phạm trong nhà nước không cách gì diệt sạch được. Công cuộc chống tham nhũng, vì thế, dù có quyết tâm đến mấy, nghiêm khắc đến mấy, dù tử hình 18 hay cả 54 bị cáo, thì vì cái gốc sinh ra và nuôi dưỡng tham nhũng vẫn còn sừng sững ở đó, nên sẽ tiếp tục mọc chồi, tua tủa vươn lên.

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính, Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Gia về Chuyển Đổi Số, than vãn “Vẫn còn đâu đó tâm lý ‘quyền anh, quyền tôi,’ tư tưởng cục bộ ‘cát cứ thông tin’…” hôm 18 tháng Giêng vừa qua, khi tham dự một cuộc họp với các địa phương về việc chuyển đổi số trong nước. Ảnh: Báo Thương Trường

Quyền Anh – Quyền Tôi

“Vẫn còn đâu đó tâm lý ‘quyền anh, quyền tôi,’ tư tưởng cục bộ ‘cát cứ thông tin’…” đó là lời than vãn của ông Thủ Tướng Phạm Minh Chính vào chiều ngày 18 tháng Giêng vừa qua, khi ông tham dự một cuộc họp với các địa phương về chủ trương làm sao thành công trong việc chuyển đổi số trong nước.

Sự than thở đó căn cứ vào thực trạng ở những nơi mà hình thức sứ quân đang vô cùng phổ biến.

Gói cứu trợ 62 ngàn tỷ đi về đâu?

Sau khi đại dịch Covid-19 tạm lắng, nhiều quốc gia trên thế giới đã tung ra những món tiền lớn để kích thích nền kinh tế và giúp ổn định đời sống người dân. Cùng trong mục đích đó, ngày 10 tháng Tư, 2020 chính phủ Việt Nam cũng rầm rộ quảng cáo về một gói cứu trợ 62 ngàn tỷ đồng như một biện pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sản xuất nhỏ.

Hình ảnh cô giáo quỳ gối xin gặp lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đưa đơn khiếu nại lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Ảnh: Internet

Cô giáo quỳ trước ủy ban tỉnh Đắk Lắk: Hình ảnh điển hình phản ánh nỗi tủi nhục của người dân Việt Nam

Trước việc cô phải quỳ, tôi chỉ thấy đau xót, căm phẫn bộ máy hành chính thối nát, vô cảm và vô trách nhiệm. Việc quỳ của cô nói lên sự tủi nhục chứ không phải là hổ thẹn. Đó là sự tủi nhục của hàng chục triệu người dân lương thiện bị đè nén, áp bức. Hình ảnh quỳ gối của cô là hình ảnh điển hình về thân phận của người dân Việt Nam trước tầng lớp lãnh đạo, quan chức khốn kiếp hiện nay. Chính chúng mới là những kẻ hèn hạ, không có nhân cách.

Hình ảnh cô giáo quỳ gối trước sân UBND tỉnh Đắk Lắk để đưa đơn khiếu nại gây phản ứng mạnh trong dư luận.

Câu chuyện cô giáo quỳ gối

Phải chăng người dân trong hệ thống chính quyền độc tài khắc nghiệt của CSVN chỉ còn biết quỳ gối van xin chứ không biết làm gì hơn? Nếu đó là sự thật thì phản biện, đấu tranh không lẽ chỉ dành cho một số ít người. Vì vậy, trước cường quyền bất công đè nặng trong đời sống, thái độ mọi người phải thay đổi. Có lẽ đã đến lúc người Việt Nam không nên tiếp tục hành xử bằng hình thức tiêu cực quỳ lạy, van xin. Mà hãy mạnh dạn vứt đi cơ chế “xin-cho”, thực hiện đúng với quyền dân. Nhất là phải bảo nhau, đây là lúc ngẩng cao đầu đòi công lý và công bằng cho bản thân mình.