Giải cứu những phiên tòa

Toàn cảnh phiên tòa xử 54 người trong vụ "chuyến bay giải cứu" ở Hà Nội hôm 11/7/2023. Ảnh: VietnamNet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vụ chuyến bay giải cứu đang gây rúng động xã hội và nhân tâm, tuy nhiên lý do chỉ bởi quy mô, chứ về bản chất thì không hề khác gì so với hàng vạn vụ tham nhũng lớn bé đang diễn ra tràn ngập trong xã hội Việt Nam lâu nay.

Bạn cầm tờ giấy hẹn, đúng ngày giờ lên lấy sổ đỏ, nhân viên phòng tài nguyên nói tỉnh bơ “Chưa ký được vì lãnh đạo đi công tác. Về đi, 3 ngày nữa tới,” bạn ngậm ngùi chạy xe máy 3 chục cây số về nhà. 3 ngày sau bạn lại chạy xe máy lên huyện, “Sổ của anh chưa được, cần bổ sung giấy tờ ABC!” Thêm vài ba lượt như thế nữa, và chỉ đến khi bạn chi tiền ra, ít thì dăm triệu, nhiều có thể dăm chục.

Mọi thứ liên quan đến thủ tục hành chính đều có thể diễn ra theo cách như thế, từ xin một cái giấy chứng nhận độc thân, đăng ký kết hôn, đăng ký kinh doanh, xin mở trường học cho đến những việc đại sự khác. Câu hỏi đặt ra là, tại sao đã có luật, có quy định, mà bạn vẫn bị làm khó đủ đường để phải mất tiền? Đơn giản vì bạn phải “xin”, bạn không có quyền yêu cầu hay đề nghị.

Lại hỏi, có quy định rồi, cứ theo đó mà làm, nếu cơ quan và cá nhân nào không gây khó thì kiện, sao phải xin xỏ chạy chọt?

Đúng thế, nhưng đấy là trong một cơ cấu quản trị kiểu khác, còn ở Việt Nam thì cơ bản những lẽ thường ấy chỉ nằm trên lý thuyết. Ở các nước có cấu trúc xã hội tiến bộ, chỉ cần nhân viên công quyền làm sai thì lập tức lên báo hoặc bị kiện ngay, và phải về vườn tắp lự. Lại bảo, “ở ta cũng có báo chí và tòa án cơ mà.” Đúng, nhưng đó không phải báo của anh, báo chí tư nhân không có và không độc lập, muốn được đăng chuyện lên chẳng phải dễ dàng, có khi cũng lại phải “xin;” còn tòa án thì lại cũng không độc lập nốt, kiện có khi chỉ mang thêm họa vào thân.

Nghĩa là luật có tương đối đầy đủ đấy, nhưng cơ chế để vận hành nó thì không tương thích, thành luật hoặc bị hạn chế, hoặc bị vô hiệu hóa, thậm chí bị biến hành công cụ để những cá nhân có quyền lực lợi dụng.

Gần gũi nhất có lẽ là một thực tế thối nát đã tồn tại hàng nhiều chục năm rồi, đó là chạy việc/ mua việc, mà ngày nay ai cũng đã chấp nhận và coi như lẽ đương nhiên. Sinh viên sư phạm ra trường, muốn được đi làm thầy thì phải “chạy.” Người người chạy, nhà nhà chạy, ngành ngành chạy, nơi nơi đều chạy, thậm chí con học mẫu giáo cũng phải chạy; tùy công việc và tính chất, ít thì dăm chục, nhiều có khi hàng tỉ đồng.

Việc chạy chọt này đã phá hủy mọi nền tảng xã hội từ bên trong, khiến nó trở nên mục ruỗng tan hoang. Nhưng vì sao phải chạy? Vẫn câu trả lời như trên, vì anh phải “xin.” Ngoài chỗ những người có quyền ban phát, anh không biết kiếm nó ở đâu khác nữa. Trong tay không có báo chí, không có tổ chức độc lập nào bênh vực, biểu lộ ý kiến tập thể (biểu tình) cũng không được phép. Thế thì ngoài việc bán vườn để chạy việc, anh còn cách nào khác?

Mọi việc chỉ còn biết phụ thuộc vào đạo đức cá nhân của cán bộ, nếu may mắn nhiệm kỳ nào có được một ông quan tử tế thì dân vùng ấy đỡ khổ, bằng không thì khốn đốn điêu linh. Mà ác thay, đạo đức của con người lại là thứ vốn mong manh, không ai đảm bảo ngày mai nó còn vẹn nguyên nữa khi biết bao nhiêu nguy cơ và cám dỗ rình rập bốn phía. Phần lớn công chức sẽ tha hóa, và tất yếu kéo theo sự hư hỏng của người dân.

***

Xin nhắc lại, việc bị cướp mất 2.000 tỷ đồng trong vụ chuyến bay giải cứu không khác gì về bản chất so với việc bạn phải nộp 50.000 tiền “lệ phí” khi đi nộp hồ sơ cho con vào lớp 6 cả.

Xử một vụ chuyến bay giải cứu, hay trăm vụ, ngàn vụ, dù lớn hơn thế nữa, nhưng nếu không thay đổi cái cơ chế hiện tại thì tham nhũng và tội phạm trong nhà nước không cách gì diệt sạch được. Công cuộc chống tham nhũng, vì thế, dù có quyết tâm đến mấy, nghiêm khắc đến mấy, dù tử hình 18 hay cả 54 bị cáo, thì vì cái gốc sinh ra và nuôi dưỡng tham nhũng vẫn còn sừng sững ở đó, nên sẽ tiếp tục mọc chồi, tua tủa vươn lên.

Công cuộc chống tham nhũng, kiến tạo xã hội, xây dựng nền an sinh lâu dài, thiết lập các giá trị đạo đức và văn hóa cho con người…, về nguyên lý, là điều không khó: chỉ cần thay đổi cấu trúc bộ máy, phá bỏ tính chuyên chế, trao quyền về cho người dân. Nếu không làm như thế mà vẫn mải mê trồng cây để “đốt lò,” thì những “chuyến bay giải cứu” sẽ tiếp tục “cất cánh,” như một nạn dịch vô phương chặn đứng, bay đen đặc trên bầu trời Việt Nam. Và phá hủy hết mọi giá trị làm người, biến cả xã hội thành một vũng lầy nhơ nhớp.

Và vì thế, trong khi hiếu kỳ theo dõi phiên tòa giải cứu này, đừng quên theo dõi cả những chuyến bay đang liên tục cất cánh mỗi ngày mà trên đó lúc nào chính bạn cũng đang là hành khách. Ai sẽ giải cứu những phiên tòa này?

Công Dân

Nguồn: FB Là Công dân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.