COVID-19

Một khu vực bị phong tỏa ở Đồng Nai, tháng 7/20021. Ảnh: VnExpress

Sống chung với dịch và nền kinh tế phía Nam

Chỉ tính riêng TP.HCM, trong năm 2020 đã đóng góp trên 22% GDP và gần 27% cho ngân sách quốc gia, giữ vị trí đứng đầu nhiều năm liền. Nếu gộp chung Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu thì khu tứ giác này đóng góp 30% GDP và 40% ngân sách trên 63 tỉnh, thành phố.

Thế nhưng dịch bệnh và biện pháp phong tỏa kéo dài đã giáng một đòn mạnh vào hoạt động kinh tế của bốn địa phương này. Nếu khu vực này tiếp tục bị phong tỏa, chắc chắn chuỗi cung ứng xuất khẩu của Việt Nam bị gián đoạn, đầu tư ngoại quốc cảm thấy mất an toàn có thể rút lui.

Một phụ nữ đang được chích vắc xin Covid-19 tại Hà Nội vào ngày 10 tháng 9 năm 2021. Ảnh: AFP

Đề xuất trích Quỹ vắc xin Covid-19 cho nghiên cứu gây bất bình

Trong khi đại đa số người dân chưa được chích ngừa đầy đủ vì nguồn vắc xin trong nước khan hiếm thì hôm 8/9, Bộ Tài Chính và Bộ Y Tế đề xuất phương án sử dụng Quỹ vắc xin COVID-19 cho nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng vắc xin trong nước.

Dùng quân đội "đi chợ hộ" cho dân - một thất bại thảm hại của nhà cầm quyền sau vài ngày ngắn ngủi. Ảnh: Internet

“Thất bại kép” và cuộc cướp bóc cuối cùng của CSVN

Rất có thể, cả ông Vũ Đức Đam, ông Nguyễn Thành Phong và hàng loạt các quan chức miền Nam sẽ trở thành dê tế thần cho những chính sách phòng chống dịch bệnh yếu kém và sai lầm của Hà Nội dẫn tới “thất bại kép” thảm hại. Không chỉ có khủng hoảng y tế, khủng hoảng kinh tế xã hội đang diễn ra cùng một lúc, Hà Nội đang đối diện một thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất kể từ nạn “thuyền nhân” sau 1975 tới nay đang diễn ra ở 19 tỉnh thành phía Nam mà nguyên nhân một phần lớn do sự yếu kém, nhũng lạm và cực kỳ vô nhân đạo của hệ thống chính trị.

Một người phụ nữ được tiêm vắc-xin AstraZeneca ngừa COVID-19 tại Hà Nội hôm 27/6/2021. Ảnh: AP

Tín nhiệm đối với vắc-xin nội địa Nano Covax còn thấp

Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành vắc-xin Nano Covax của Công ty Nanogen vẫn chưa được cơ quan chức năng phê duyệt dù vắc-xin ngừa COVID-19 trong lúc dịch bệnh hoành hành tại Việt Nam đang rất khan hiếm.

Máy cung cấp oxygen (oxygen concentrator) nên có trong nhà - nhất là mùa dịch Covid-19, theo BS Wynn Tran. Ảnh chụp màn hình Youtube Dr. Wynn Tran Official

Nếu không làm được, hãy để người dân tự cứu mình

Tôi biết cũng còn đó những nhà báo và biên tập viên báo đài chính thống đang trăn trở với nỗi đau của đồng bào mình. Song lại có quá nhiều phóng viên và phát thanh viên sẵn sàng viết và nói những gì cấp trên nhét vào đầu và miệng của họ.

Qua bài viết ngắn này, tôi mong các báo chính thống cần nói nhiều hơn về sự thật, (thay vì tuyên truyền) vì điều đó có thể cứu rất nhiều mạng người!

Bạn tin ai, các bác sĩ đang chữa trị cho nhiều bệnh nhân Covid trong và ngoài nước, hay các quan chức chỉ nói vì chiếc ghế của mình?

Một chốt kiểm soát phòng chống Covid-19 ở TP.HCM hôm 22/8/2021. Ảnh chụp Youtube Việt Tân

Dùng quân đội, công an chống dịch, nhà cầm quyền CSVN đang mưu tính gì?

Ông tướng công an Phạm Minh Chính lên làm thủ tướng, điều hành nền kinh tế theo kiểu chỉ thị, chống dịch bằng những khẩu hiệu chiến tranh, dùi cui, súng AK và xe bọc thép. Sự ngu xuẩn và bất nhân này sẽ sớm đưa Việt Nam tới thảm cảnh khốn cùng, một địa ngục trần gian thực sự. Chợt nghĩ, với người dân miền Nam, họ chỉ có thể lựa chọn, một là ngồi chờ chết ở trong những trại tập trung không có thực phẩm, không có hỗ trợ y tế và điều kiện sinh hoạt tồi tệ hoặc tự mình tìm đường sống cho mình.

Hãy hành động trước khi tất cả đều chết chùm vì dịch bệnh…

Người dân tổ chức tự cứu nhau trong đợt dịch Covid-19. Ảnh: RFA

Không có dân cứu nhau thì sẽ ra sao?

Người dân chỉ biết cứu giúp nhau là rất tốt, nhưng chưa đủ. Dân phải biết đòi hỏi chính quyền có trách nhiệm chính trong cứu nạn, đảm bảo an sinh xã hội.

Chính quyền phải thay đổi tư duy, nhận rõ trách nhiệm, xây dựng bộ máy, sàng lọc con người để hệ thống an sinh xã hội vận hành thông suốt từ trên xuống dưới, rộng khắp, đáp ứng mong đợi thiết thực của người dân, chứ không thể để lặp lại mãi tình trạng như hiện tại ở TP.HCM.

Một cơ sở cách ly, chính quyền nói là biện pháp nhằm để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, khiến nhiều người bị đẩy vào đó lâm vào cảnh "lợn lành thành lợn què." Ảnh: Báo Tài Nguyên & Môi Trường

Bao nhiêu bệnh nhân Covid-19 chết oan?

Tỷ lệ người chết vì Covid ở Việt Nam là khá cao. Tại sao vậy? Một trong những nguyên nhân là có một số người bị chết oan.

Chết oan là khi bệnh nhân còn có thể cứu sống nếu được chữa và chăm sóc đúng mức, nhưng đã bị bỏ mặc hoặc bị đẩy vào tình trạng tồi tệ về điều kiện vật chất và đặc biệt là bị khủng hoảng về tinh thần.

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng nhận định những tệ hại của vụ tin giả “bác sĩ Khoa”

Tính cho đến ngày 9 tháng Tám, Việt Nam có gần 220 ngàn người bị nhiễm virus Corona và 3.757 người tử vong vì Covid-19. Sau hơn 2 tháng giãn cách xã hội, Sài Gòn vẫn là tâm dịch với gần 126 ngàn người bị nhiễm virus và hơn 80% người tử vong là ở Sài Gòn.

Trong chương trình Câu Chuyện Trong Tuần nhà giáo Phạm Minh Hoàng tiếp tục chia sẻ những sự kiện liên quan đến diễn biến tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Bác Sĩ Trần Đức Tuấn Vũ, từ Paris, Pháp chia sẻ thông tin khoa học về biến thể Delta, về hiệu quả của các loại vaccine hiện được chấp thuận tại Việt Nam... Ảnh chụp Youtube Việt Tâ

BS. Trần Đức Tuấn Vũ giải thích về các loại vắc-xin & biện pháp giúp tránh nhiễm Covid-19

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam đang ngày càng trở nên nghiêm trọng với số người nhiễm bệnh và số người tử vong không ngừng gia tăng.

Bác Sĩ Trần Đức Tuấn Vũ, từ Paris, Pháp chia sẻ thông tin khoa học về biến thể Delta, về hiệu quả của các loại vaccine hiện được chấp thuận tại Việt Nam, biện pháp giúp tránh lây nhiễm, làm gì khi có những triệu chứng nhẹ…

Thuốc Remdesivir “chính hiệu” của Hoa Kỳ do công ty Gilead Sciences ở California bào chế. Ảnh: Dirk Waem/ Belga/ AFP via Getty Images

Những con kền kền trong đại dịch

Trong hoàn cảnh đó, tất cả những người thiện lương đều muốn làm một điều gì đó trong năng lực của mình để góp phần xoa dịu nỗi đau của đồng bào, đồng loại. Hàng chục ngàn nhóm thiện nguyện đã không ngại dịch bệnh và sự phong tỏa gắt gao của nhà cầm quyền để đem từng phần cơm, từng bó rau đến với những người bị giam lỏng trong các khu cách ly hoặc tiếp tế đồ ăn nước uống cho những đoàn người ly hương đang chạy trốn cái đói ở thành phố. Ấy vậy mà vẫn không thiếu những kẻ lợi dụng quyền chức, lợi dụng nỗi đau khổ của đồng bào để trục lợi một cách trơ tráo.

Từng đoàn người dân trốn chạy TP.HCM đang bị phong tỏa dài hạn, trên đường đi bộ trở về quê xa tít tận Miền Trung! Ảnh: Internet

Những “thay đổi” đã quá muộn màng?

Theo quan điểm của người viết, “giãn cách xã hội” là biện pháp cực đoan cần thiết trong việc hạn chế việc lây nhiễm dịch bệnh song việc thực hiện phải có điều kiện. Điều kiện đó là nhà nước phải bảo đảm chuỗi cung ứng các mặt hàng nhu yếu phẩm, hỗ trợ nhân đạo cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương, những lao động nghèo nhập cư không còn sinh kế. Ngoài ra, các bệnh tật khác cũng cần được chữa trị kịp thời. Trên thực tế, việc nhà cầm quyền CSVN chỉ máy móc áp đặt “giãn cách xã hội” mà hoàn toàn không đảm bảo các điều kiện trên là phi nhân tính và đẩy hàng chục triệu người vào con đường chết.