COVID-19

Chúng ta biết gì về vaccine của Trung Quốc? Vaccine Trung Quốc so với vaccine Mỹ, Anh ra sao? Tiến sĩ dược Trina La từ Texas, Mỹ, giải thích chi tiết. Ảnh chụp từ Youtube VOA

Vaccine Trung Quốc: Những điều cần biết

Sau khi TP.HCM loan báo đã tiếp nhận một triệu liều vaccine Trung Quốc, tranh cãi nảy lửa phát sinh trong xã hội và trên mạng về việc số vaccine này sẽ tiêm cho ai.

Dân chúng nghi ngờ, lo lắng dù vaccine của Trung Quốc đã được WHO chấp thuận và đang được dùng tại hơn 80 nước trên thế giới.

Chúng ta biết gì về vaccine của Trung Quốc? Vaccine Trung Quốc so với vaccine Mỹ, Anh ra sao? Tiến sĩ dược Trina La từ Texas, Mỹ, giải thích chi tiết.

Đại dịch Covid-19: Chỉ Thị 16 của nhà nước Việt Nam là để chống dịch hay chống dân

Những đoàn người tháo chạy khỏi Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai để về quê nhà bằng đủ mọi phương tiện. Những cái chết đau đớn, xót xa trên đường trở về. Cả những tủi hờn của nhiều người khi về địa phương nhưng không được đón nhận… Đó là hình ảnh của những người lựa chọn trở về quê nhà.

Những tiếng kêu cứu mong được hỗ trợ thực phẩm, rau củ, sữa tã,… của những người còn ở lại tại các khu trọ, các khu vực bị phong tỏa.

Phạm Minh Hoàng: Người dân lo lắng chết vì đói trước khi chết vì dịch bệnh

Số người bị nhiễm Covid-19 ở Việt Nam nay đã vượt qua con số 100 ngàn người. Số người bị nhiễm mới, số người tử vong tiếp tục gia tăng. Trong khi đó các biện pháp chống dịch của nhà nước tạo ra nhiều bất cập, gây khốn khó cho người dân mà lại không ngăn chặn được dịch.

Lo lắng của người dân hiện nay là “chết vì đói trước khi chết vì dịch bệnh.”

Hà Nội sẽ tạm thời cấm đội ngũ nhân viên giao hàng (shipper) khi thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND. Ảnh: Phapluatplus

Một chỉ thị quái đản!

“Hà Nội khuyến khích mua online nhưng lại cấm shipper” không phải là một câu chuyện hài trong mùa Covid-19, nhưng là một chuyện có thật mới xảy ra ngay tại thủ đô Hà Nội.

Đây cũng là nhan đề bài báo trên báo Lao Động ngày 23 tháng Bảy mà khi đọc qua, dù là người bình tĩnh hay không nóng vội cũng không khỏi lắc đầu ngán ngẩm về chủ trương nói trên.

Quan điểm của Việt Tân về giải pháp chống dịch Covid-19

Phản ứng mạnh mẽ của người dân trước sự bất công của vụ việc “bánh mì không phải thực phẩm” và “tiêm vắc-xin không cần đăng ký” là một sự lên tiếng đòi hỏi chính đáng yêu cầu nhà nước phải thay đổi cách thức chống dịch. Nhà nước CSVN tuyệt đối không thể làm ngơ trước sự lên tiếng của người dân, nếu không muốn đất nước bị thiệt hại nhiều hơn nữa bởi đại dịch Covid-19.

Bộ Trưởng Lao Động - Thương Binh và Xã Hội Đào Ngọc Dung (trái) cho rằng, cần thay đổi nhận thức về "mục tiêu kép." Ảnh: Bộ LĐ-TBXH

Nên hủy bỏ “mục tiêu kép”

Việt Nam nên chấm dứt trò chơi khẩu hiệu, trở về với đời thường. Đó là hãy chấp nhận sống với dịch để nhanh chóng thực hiện mục tiêu miễn nhiễm cộng đồng.

Đề nghị ông Phạm Minh Chính, trong cương vị người thay mặt đảng cầm đầu bộ máy hành chánh nên tuyên bố: Hủy bỏ chủ trương mục tiêu kép. Tất cả tài nguyên, vật lực dồn sức vào ưu tiên số 1 trong lúc này là vừa ngăn sự lây lan dịch vừa ổn định cuộc sống của người dân sau những tuần lễ lockdown. Chậm trễ ngày nào sự thiệt hại ngày càng nặng mà người dân là thành phần lãnh đủ.

Ảnh: FB Manh Dang

Cần chế định chính quyền “Tuyên bố vùng dịch”

…Việc ban hành các quy định giãn cách xã hội bao gồm biện pháp hạn chế đi lại, giao tiếp giữa công dân, một mặt là giải pháp y tế, mặt khác, về phương diện pháp lý cần được nhìn nhận đã làm hạn chế các quyền tự do của công dân như: Quyền tự do đi lại. Cũng thế, biện pháp truy vết tiếp xúc của cá nhân đối với các ca dương tính đã xâm phạm vào quyền bí mật đời sống riêng tư, điện thoại.

Chưa hết, đóng cửa các chợ đầu mối, chợ truyền thống, các nhà hàng, cửa hiệu buôn bán… đều là các sự hạn chế quyền tự do kinh doanh, lao động của công dân.

Trong một thư ngỏ hôm 19/7/2021, Chủ Tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong thú nhận thành phố đang trong giai đoạn rất khó khăn khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Ảnh: Vietnamnet

Khi lãnh đạo thành phố HCM lên tiếng

Đáng lý ra, lá thư của chủ tịch TP.HCM cần phải công bố sớm hơn, ít nhất là cách nay 10 ngày. Đó là khoảng thời gian mà các ca nhiễm mới trong vòng 1.000 trường hợp mỗi ngày. Nhưng tới nay, lá thư lại được công bố sau khi các ca nhiễm lên đến gần 4.000 ca một ngày và tổng số trường hợp nhiễm bệnh đã vượt qua mức 30.000, chỉ trong vòng một tuần.

Điều này phải nói là lãnh đạo TP.HCM nói riêng và Ban Chỉ Đạo Trung Ương nói chung đã đánh giá sai tình hình. Sự sai lầm này một phần do căn bệnh chủ quan, một phần do thiếu khả năng phán đoán tình hình và vì không quan tâm tới ý kiến của các chuyên gia y học về bệnh truyền nhiễm.

Người dân TPHCM nhận gạo miễn phí trong đợt dịch Covid-19 hôm 11/4/2020. Ảnh: Reuters

Dân nghèo TP.HCM kiệt quệ vì dịch bệnh vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ từ gói 886 tỷ

Ông Bình kể, từ khi bị bắt buộc phải ở nhà (theo Chỉ Thị 15 và 16), gia đình ông chỉ nhận được sự giúp đỡ của bà con hàng xóm chứ chính quyền chưa hề hỏi han một câu nào: “Một gia đình bốn người lao động mà thất nghiệp hết. Nội cái tiền điện, tiền nước không được hỗ trợ một đồng nào, nói chi tới là tiền ăn. Xã phường chưa bao giờ đem đến cho người dân ở khu vực này được một cọng rau, một hột gạo nào, chỉ có những người dân, những mạnh thường quân tới đây thấy hộ nào khó khăn thì người ta hỗ trợ cho ít rau ít gạo để ăn thôi, chứ Nhà nước là chưa có ai được hỗ trợ hết trơn.”

Gia đình ông có nghe thông tin về gói hỗ trợ này trên ti vi, nhưng gần đến ngày hạn chót phát tiền là ngày 15/7 vẫn chưa thấy tổ trưởng nơi ông sinh sống thông báo.

Với hơn 2 ngàn ca nhiễm Covid mới mỗi ngày, Sài Gòn đối mặt với nguy cơ hệ thống y tế sụp đổ

Sài Gòn, thành phố lớn nhất Việt Nam, đang trên bờ vực suy sụp về y tế khi đại dịch Covid-19 bùng phát, tàn phá trung tâm chuỗi cung ứng và thương mại của quốc gia.

Từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát vào ngày 27 tháng Tư đến ngày 16 tháng Bảy, trên cả nước đã ghi nhận tổng số 40.558 trường hợp mắc bệnh.

Tính riêng trong tuần này, cả nước ghi nhận hơn 8 ngàn trường hợp dương tính mới, hơn 6 ngàn trường hợp là ở TP.HCM, và 1.500 trường hợp ở các tỉnh miền Nam.