đàn áp giới hoạt động

Tổ chức CIVICUS: Việt Nam bỏ tù và truy bức bất đồng chính kiến. Ảnh chụp màn hình VOA

Báo cáo: Việt Nam vẫn bỏ tù và truy bức giới hoạt động

Báo cáo của CIVICUS cũng ghi nhận những nỗ lực của nhà cầm quyền trong việc thắt chặt kiểm soát các nền tảng truyền thông xã hội nhằm bịt miệng những người bất đồng chính kiến trên mạng. Chính quyền đã áp đặt nhiều hạn chế và ngày càng gia tăng kiểm soát truyền thông xã hội trong khi nhiều nhà báo độc lập, blogger tiếp tục bị kết án hình sự với nhiều năm tù.

Facebooker Bùi Văn Thuận. Ảnh: FB Thuan Bui

Việt Nam: Hãy hủy bỏ cáo buộc với nhà bất đồng chính kiến trên Facebook

“Những lời phê phán chính quyền Việt Nam bộc trực của Bùi Văn Thuận không thể cấu thành tội hình sự,” ông Robertson nói. “Chính quyền Việt Nam, dù đang kiểm soát tất cả các đài phát thanh, truyền hình, báo chí và truyền thông trong nước và thường xuyên bơm ra các sản phẩm tuyên truyền chính thức, vẫn cảm thấy sợ hãi các bộ óc độc lập như Bùi Văn Thuận.” (Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền HRW)

Nhà báo Phạm Đoan Trang. Ảnh: amnesty.org

Nhắn gửi của nhà báo Phạm Đoan Trang trước phiên tòa phúc thẩm

…Nay đã là năm 2022, thế giới đã đổi khác, không ai còn bắt bớ, giam cầm những người cầm bút nữa; Việt Nam cũng nên như vậy. Bà cho rằng, bạn đọc là người duy nhất được quyền phán xét người viết, không phải toà án, càng không phải là công an hay kiểm sát… Bà Trang nói, bà từng hy vọng, bà là người cầm bút cuối cùng bị bắt và xử lý nhưng điều đó đã không trở thành hiện thực. Bà mong có người lãnh đạo hiểu điều này và tìm cách thay đổi.

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh. Ảnh: FB Trương Châu Hữu Danh

Nhà báo, Facebooker Trương Châu Hữu Danh chống BOT bẩn bị bắt

Hôm 1/12/2020 vừa qua, tổ chức Ân Xá Quốc Tế ra báo cáo về tình trạng kiểm duyệt của các mạng xã hội lớn trong đó có nhắc đến Trương Châu Hữu Danh như là “một nhà báo tự do nổi tiếng tại Việt Nam tập trung vào các vấn đề như cáo buộc tham nhũng, công bằng xã hội và cáo buộc lạm quyền của các quan chức chính phủ.” Theo báo cáo này, ông Danh sử dụng tài khoản Facebook cá nhân với gần 150.000 người theo dõi để đăng các bài viết của mình. Hàng nghìn người tương tác với bài của ông mỗi ngày.

TNLT Phan Kim Khánh được trao Giải Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2020

Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2020 được trao cho anh Phan Kim Khánh – một tù nhân lương tâm từ lúc 24 tuổi.

Anh từng chia sẻ ước vọng của mình: “Tôi muốn trở thành một người làm truyền thông thực thụ trong tương lai gần, tôi muốn góp sức vào phong trào đấu tranh cho nền dân chủ, tự do báo chí tại Việt Nam.”

Ngày Quốc Tế Nhân Quyền: Năm 2020 CSVN tiếp tục gia tăng đàn áp

Trao đổi với đài RFA, ông Phil Robertson, Phó Giám Đốc phân ban Châu Á của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền – HRW nhận xét, trong năm 2020, quyền con người ở Việt Nam chẳng những không được thăng tiến mà còn trở nên tồi tệ hơn nữa, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chao đảo và dịch bệnh COVID-19 hoành hành khắp nơi. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia Đông Nam Á có hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhất, có số tù chính trị cao hơn bất cứ nước nào khác.

Hình minh họa. Luật Sư Nguyễn Văn Đài (giữa) thuộc Hội Anh Em Dân Chủ và những nhà hoạt động khác tại phiên tòa ở Hà Nội hôm 5/4/2018. Ảnh: AFP

Việt Nam gán tội hình sự cho một số nhà hoạt động chính trị

Một số nhà hoạt động chính trị thuộc diện Bộ Công an Việt Nam truy nã  bị chuyển tội danh từ tội chính trị sang các tội danh hình sự khác như “môi giới mãi dâm” hay “nhận hối lộ”. Hội Anh Em Dân chủ (AEDC) dẫn nguồn từ trang web của Bộ Công an Việt Nam cho biết, ông Nguyễn Văn Tráng, ông Mai Văn Tám là thành viên Hội này bị đổi từ tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” sang tội danh “môi giới mãi dâm”…

Liên Hiệp Quốc chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam

Ủy ban chuyên trách theo dõi vấn đề nhân quyền của LHQ vào ngày 28 tháng 3 lên tiếng kêu gọi VN chấm dứt biện pháp bỏ tù những nhà hoạt động, nhà báo vì lên tiếng chỉ trích các chính sách của nhà nước. Ủy ban này cũng bày tỏ quan ngại về số lượng lớn các án tử hình và hành quyết áp dụng đối với những tội nhẹ hơn sau những phiên xử đầy sai phạm.

HRW: EU hãy gây sức ép với Việt Nam về hồ sơ nhân quyền

Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Liên minh châu Âu (EU) cần gây sức ép với chính quyền Việt Nam về các vấn đề nhân quyền, trước khi diễn ra Cuộc Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam lần thứ tám dự kiến sẽ tổ chức vào ngày mồng 4 tháng Ba năm 2019 tại Brussels.

Nhân quyền Việt Nam 2018: Nhà tù trong nhà tù (Phần I)

Vào ngày 22 tháng 1 năm 2019, Việt Nam sẽ báo cáo tại kỳ Kiểm điểm định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) chu kỳ 3 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Đài RFA điểm lại tình hình nhân quyền của Việt Nam trong năm 2018 vừa qua.