Liên Hiệp Quốc chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ủy ban chuyên trách theo dõi vấn đề nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vào ngày 28 tháng 3 lên tiếng kêu gọi Việt Nam chấm dứt biện pháp bỏ tù những nhà hoạt động, nhà báo vì lên tiếng chỉ trích các chính sách của nhà nước. Ủy ban này cũng bày tỏ quan ngại về số lượng lớn các án tử hình và hành quyết áp dụng đối với những tội nhẹ hơn sau những phiên xử đầy sai phạm.

Reuters loan tin ngày 28 tháng 3, theo đó Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào hai ngày 11 và 12 tháng 3 có cuộc kiểm điểm việc tôn trọng các quyền tự do dân sự và chính trị của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Việt Nam giải trình về vấn đề này trước Liên Hiệp Quốc kể từ năm 2002.

Bà Marcia Kran, một thành viên của Ủy Ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc phát biểu tại cuộc họp báo rằng có sự gia tăng đáng kể về tình trạng đàn áp những nhà bảo vệ nhân quyền. Những người này bị sách nhiễu, tấn công, bị biệt giam trước khi ra tòa. Theo bà này thì một số người bị tuyên án nặng với cáo buộc theo những điều khoản mơ hồ; họ còn bị bạc đãi tại nơi giam giữ.

Một số nhà hoạt động bị lưu đày như trường hợp Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger và nhà hoạt động bảo vệ môi trường.

Ủy Ban kêu gọi Việt Nam ngưng việc sử dụng rộng rãi án tử hình cho những tội trong đó có các tội liên quan ma túy và kinh tế mà theo ngưỡng của luật quốc tế thì chưa phải là những tội phạm nghiêm trọng nhất.

Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trình bày thêm rằng luật pháp Việt Nam có những điều khoản về tội vi phạm an ninh quốc gia mà  gộp cả những hoạt động hợp pháp như thực thi quyền tự do biểu đạt.

Việt Nam vẫn giữ bí mật số lượng và danh tính những tử tù; điều này hàm nghĩa những nhà bất đồng chính kiến có thể là đối tượng bị kết án tử mà không theo đúng qui trình pháp lý.

Một thành viên của Ủy ban dẫn nguồn từ các báo cáo công khai rằng có 85 người bị xử tử vào năm ngoái tại Việt Nam.

Tại cuộc kiểm điểm vào hai ngày 11 và 12 tháng 3 vừa qua, Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp Việt Nam, Ông Nguyễn Khánh Ngọc, lại trình bày rằng Việt Nam nỗ lực bảo vệ quyền con người trong tiến trình phát triển đất nước.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo: Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2023 được trao cho Nhà Hoạt Động Nhân Quyền Trương Văn Dũng

Đảng Việt Tân trân trọng công bố Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2023, với chủ đề 75 Năm Quốc Tế Nhân Quyền – Tự Do, Bình Đẳng & Công Lý cho Việt Nam, được trao cho Nhà Hoạt Động Nhân Quyền Trương Văn Dũng.

Giải Thưởng Nhân Quyền này được thiết lập vào năm 2018 và mang tên nhà hoạt động Lê Đình Lượng, nhằm đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho nhân quyền của dân tộc Việt Nam.

50 năm Hoàng Sa bị Trung Cộng dùng vũ lực xâm chiếm (1974-2024)

50 năm Hoàng Sa

Toàn dân Việt Nam nghe tiếng gọi hồn thiêng sông núi

Giặc phương Bắc xâm chiếm Hoàng Trường Sa

50 năm hận đầy lòng dân yêu nước

Đến lúc vùng lên, ta đòi lại sơn hà…

Tàu khu trục Hoa Kỳ USS Hopper. Ảnh: Do Hạm Đội 7 của Mỹ cung cấp - US Navy/ AFP

Mỹ có khả năng kềm hãm tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông?

Cuối tháng 11/2023, Hoa Kỳ và Trung Quốc đổ lỗi cho nhau “khuấy động tình hình ở Biển Đông” sau vụ tàu khu trục Mỹ USS Hopper có trang bị tên lửa dẫn đường hoạt động gần quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh lên án Mỹ “xâm nhập hải phận” của Trung Quốc. Washington khẳng định quyền tự do lưu thông trên biển.

RFI Việt ngữ xin giới thiệu bài phỏng vấn Giáo sư Barthélémy Courmont – Đại Học Công Giáo Lille, Giám đốc nghiên cứu thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp.

Tang lễ cố Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư ký kiêm Xử lý thường vụ Viện Tăng thống, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Người mặc áo cà sa không cạo trọc đầu là Giáo sư Lê Mạnh Thát, tức đại đức Thích Trí Siêu trước đây. Thầy Tuệ Sỹ và thầy Trí Siêu được xem là hai nhân vật uyên bác nhất của Phật Giáo Việt Nam. Cả hai bị bắt cùng ngày với hai bản án tử hình. Ảnh: FB Tho Nguyen

Niềm tin không thể bị xóa bỏ bởi sức ép bên ngoài

Đối với số đông khác thì cái chết của ông là một phát hiện mới. Từ đó, họ mới biết là ở Việt Nam còn có một Phật giáo khác.

Đó là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) của các hòa thượng Tuệ Sỹ, Huyền Quang, Quảng Độ… Tất cả các ông đều trải qua tù đày, quản thúc và bạc đãi, nhưng không chịu phản bội GHPGVNTN.

Giáo hội này khác với Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) không chỉ ở chỗ nó không rầm rộ với khẩu hiệu: “Đạo Pháp, Dân tộc và CNXH” mà còn bởi các ngôi chùa thanh bạch, luôn bị cô lập. Chúng khác hẳn những ngôi chùa sơn son thếp vàng, luôn đình đám, khói hương nghi ngút, người ra vào nườm nượp, tiền chảy như nước mà xưa nay dân chúng vẫn ngỡ là cửa Phật!