đấu tranh dân chủ

Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung. Facebook Trung Nguyen Tien

Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung kể về cuộc vượt thoát khỏi sự truy đuổi của an ninh Việt Nam

… Người lái taxi của tôi họ nhận được rất nhiều cuộc gọi từ tổng đài và phía tổng đài cũng đã biết rõ là chiếc taxi đó đang chở tôi. Tôi biết là đã bị lộ và an ninh đã lần ra được là chiếc taxi nào đang chở tôi, bởi vì tổng đài miêu tả rất rõ đặc điểm của tôi cho nên tôi biết rằng mình đã bị lộ. Tôi phải từ cái tỉnh biên giới đó quay ngược về lại Sài Gòn. Vào thứ bảy tôi đã thất bại, không thể rời Việt Nam được.

Cho đến hôm chủ nhật, tôi phải đi qua một con đường khác thì rất may mắn là đã thành công.

Nhà báo, blogger Phạm Đoan Trang. Ảnh: Adam Bemma/ Al Jazeera/ Luật Khoa

Một bông hồng cho Phạm Đoan Trang

Ngày 10/12 là ngày Nhân Quyền Quốc Tế hằng năm, xin dành một bông hồng cho cô Phạm Đoan Trang, người đấu tranh cho tự do dân chủ ở Việt Nam sắp phải ra trước vành móng ngựa của tòa án bạo quyền trong vài ngày nữa.

Những người biểu tình chống đảo chính trưng ra các biểu ngữ khi họ tụ tập ở Yangon, Miến Điện, hôm Thứ Ba, 16/3/2021. Các cuộc biểu tình lan rộng khắp đất nước nhằm thách thức sự chiếm quyền của quân đội. Ảnh: AP

Lịch sử và di chứng của Miến Điện

Kết cục của cuộc nổi dậy lần này hiện còn chưa được biết. Tuy nhiên so với những lần nổi dậy trước, lần này có nhiều thay đổi.

Miến Điện đã thay đổi nhiều trong thập niên kể từ lúc nước này bắt đầu tiến trình dân chủ hóa. Nếu các tướng lãnh Miến nghĩ rằng họ có thể quay đất nước trở lại quá khứ chuyên chế, thì họ sẽ thất vọng. Các cuộc đình công của công nhân, nhất là trong khu vực ngân hàng đã làm cho nền kinh tế hầu như khựng lại. Ngân hàng đóng cửa khiến các tướng lãnh gặp khó khăn trong việc trả lương cho lính.

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm 27/1/2021. Ảnh: Reuters

Các tổ chức đấu tranh cho Việt Nam và hướng hoạt động thời chính quyền Joe Biden

Đối với Đảng Việt Tân, một tổ chức cổ võ cho dân chủ đa nguyên tại Việt Nam, thì Đảng Cộng Hòa hay Đảng Dân Chủ nắm quyền ở Hoa Kỳ không quan trọng. Ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân của Việt Tân chia sẻ thêm về kế hoạch làm việc sắp tới:

“Việt Tân chủ trương đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do và dân chủ. Để đạt được mục tiêu đó thì chúng tôi sẵn sàng làm việc với mọi chính phủ Tây phương và đặc biệt là chính phủ Hoa Kỳ để vận động cho nhân quyền và chống bất công tại Việt Nam. Thực sự tôi thấy là có hai thử thách lớn đối với phong trào. Đầu tiên là vấn đề đàn áp chính trị…”

Nhà báo Trần Quang Thành, người vừa qua đời hôm 19/11/2020 tại Anh Quốc. Ảnh: VOA

Trần Quang Thành, người đã chiến đấu đến ngày cuối đời mình với chế độ cộng sản

Hôm nay nhận được tin anh đã lìa bỏ cõi đời với chứng suy thận và vướng vào nạn dịch do Covid-19. Quả là một sự bàng hoàng đối với anh chị em, những người đã chung sức, đồng lòng đấu tranh cùng với anh vì một ngày mai tươi sáng hơn, thoát khỏi con đường hầm tăm tối hiện nay.

Anh đã chiến đấu đến những ngày cuối đời với chủ nghĩa cộng sản, với chế độ vong nô và phản động, là gông cùm của cả dân tộc Việt Nam.

Nếu số đông nhân viên điện lực và cấp nước nghỉ bệnh không đến nhiệm sở?

Số đông để bảo toàn lực lượng

Giả thử một số thật đông công nhân làm việc trong lãnh vực điện cùng lúc cáo bệnh nghỉ ở nhà thì công an đối phó bằng cách nào? Ngoài việc lợi tức bị ảnh hưởng nếu họ không đi làm, chắc chắn sự an toàn của người phản đối sẽ được bảo đảm nhiều hơn.

… Cũng giả thử nếu cùng lúc đó những công nhân viên trong các lãnh vực y tế, nguồn nước,… cũng nghỉ bệnh ở nhà thì ảnh hưởng của việc phản đối lại càng lớn hơn lên theo cấp số nhân hay lũy thừa. Và công an sẽ chẳng thể làm gì được.

Người dân xếp hàng nhận khẩu trang miễn phí ở Hà Nội hôm 8/2/2020.. Ảnh: AFP

Suối nguồn dân chủ

Nếu quan sát xã hội Việt Nam ở góc độ vĩ mô thì những người có kiến thức thông thường cũng có thể dễ dàng nhận thấy rất rõ trong lòng xã hội đang có một sự chuyển dịch, một dòng chảy âm thầm, như một quy luật tất yếu của lịch sử, đó là dòng chảy của dân chủ. Và khi nhìn lại những sự kiện đấu tranh liên tiếp của người dân trong mười mấy năm qua có thể nhận định, dù vui hay buồn, muốn hay không muốn thì tiến trình tự dân chủ hóa ấy vẫn đang diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.

Giáo Sư Nguyễn Thanh Giang cùng ông Đỗ Hoàng Điềm gặp gỡ Dân Biểu Hoa Kỳ Ed Royce (8/1996).

“Những người muôn năm cũ…”

Lần đầu tiên tôi gặp mặt và trò chuyện với Giáo Sư Nguyễn Thanh Giang là vào tháng 8 năm 1996. Vào thời đó những tiếng nói tranh đấu cho công lý và cho sự tự do của dân tộc Việt Nam rất hiếm quý. Giáo sư Nguyễn Thanh Giang đã là một trong những tiếng nói hiếm quý đó.

Một thế hệ nhà hoạt động dân chủ mới đã xuất hiện và trưởng thành ở Hong Kong, với một hệ tư tưởng mới. Ảnh: Financial Times

Chủ nghĩa bản thổ Hong Kong: Ngọn cờ mới của phong trào dân chủ xứ cảng – Kỳ 2

Chủ nghĩa bản thổ Hong Kong xuất phát từ các ý tưởng của Trần Vân Căn đã giúp nhiều người dân Hong Kong gọi tên được cái cảm giác bị đè nén và chèn ép đó: họ đang bị chính quyền Trung Quốc đồng hóa bằng nhiều cách. Để thoát khỏi sự đồng hóa đó, họ phải tìm về một bản sắc/căn tính dân tộc dựa trên bản thổ Hong Kong, dựa trên gốc gác lịch sử thuộc địa đặc trưng của vùng đất nơi họ sinh sống.

Bức ảnh nổi tiếng của cô Yau Wai Ching (Du Huệ Trinh) giăng biểu ngữ "Hong Kong không phải Trung Quốc" trước khi tuyên thệ nhận trở thành thành viên của Hội Đồng Lập Pháp vào năm 2016. Cô là thành viên của chính đảng Youngspiration, vốn có cảm tình với chủ nghĩa bản thổ Hong Kong. Ảnh: Reuters

Chủ nghĩa bản thổ Hong Kong: Ngọn cờ mới của phong trào dân chủ xứ cảng – Kỳ 1

Nhiều người Việt Nam đang trầm trồ ngắm nhìn người Hong Kong. Họ đang quật cường bảo vệ nền pháp quyền và nhân quyền của họ khỏi Dự luật Dẫn độ đầy tai tiếng, và cứng rắn đòi hỏi quyền lợi tới mức người đứng đầu chính quyền Hong Kong đã phải xin lỗi họ. Nhờ đâu mà người dân Hong Kong (bao gồm phần lớn là giới trẻ) có một tinh thần hoạt động dân chủ mạnh mẽ, một thái độ đầy “bản sắc anh hùng”, bất khinh sợ chính quyền như thế?

Dân Hong Kong xuống đường chống Dự Luật Dẫn Độ về Trung Hoa đại lục tháng Sáu, 2019. Ảnh: Athit Perawongmetha/Reuters

Con nhà người ta & con cháu nước mình

Tôi hoàn toàn không biết gì về gia cảnh những học sinh trong ban lãnh đạo của Thế Hệ Dù Vàng ở Hong Kong. Tuy thế – với ít nhiều chủ quan – tôi vẫn tin rằng cô thầy (cũng như cha mẹ) của các em chưa ai phải vào tù, cũng chưa có ai bị bắt giữ điều tra, hay bị xách nhiễu vì “giảng cho đúng một sự kiện lịch sử,” hay chỉ vì dậy cho học sinh một bài hát về quyền con người.

Hàng trăm ngàn người dân Hong Kong biểu tình phản đối Dự Luật Dẫn Độ về Trung Quốc xét xử. Hình chụp ngày 12 tháng Sáu, 2019. Ảnh: AF

Tinh thần dân chủ Hong Kong sẽ được lan tỏa?

Tôi cảm nhận rằng cuộc biểu tình này có rất nhiều bài học cho những người dân ở Việt Nam. Người ta khơi dậy cho mình về tinh thần trách nhiệm để bảo vệ quê hương đất nước của mình. Tôi thấy tinh thần của các bạn trẻ Hong Kong rất mạnh mẽ. (Huy Jos)