Số đông để bảo toàn lực lượng

Nếu số đông nhân viên điện lực và cấp nước nghỉ bệnh không đến nhiệm sở?
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong cuốn sách “Từ Độc Tài Đến Dân Chủ” viết về Đấu Tranh Bất Bạo Động, ở cuối sách, Tiến Sĩ Gene Sharp đúc kết lại 198 phương cách phản kháng cụ thể. Trong 198 phương cách đó, ngoại trừ một vài phương cách có thể thực hiện với tính cách cá nhân, một người đơn lẻ, mà vẫn có thể đạt hìệu quả tác động ở một mức độ nào đó, như tuyệt thực, tự hứng khổ nạn,… thì tất cả những phương cách còn lại đều cần số đông thì mới mang lại kết quả đáng kể. Cũng vì vậy mà chúng ta luôn nói là căn bản, điều kiện thiết yếu, để đấu tranh bất bạo động thành công là phải có sự tham gia của số đông người.

Trong thời gian qua nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) gia tăng việc trấn áp, bắt bớ, cầm tù ngày càng nhiều những nhà hoạt động dân chủ mặc dù tất cả họ đều đấu tranh ôn hoà, tuyệt đối không bạo động. CSVN biết rất rõ những sai trái, tội ác của họ đối với đất nước và người dân Việt Nam. Họ biết rất rõ là nếu những tội ác tày trời không thể tha thứ của họ bị phơi bày thì bằng bất cứ giá nào người dân Việt, mặc dù bao năm qua vẫn âm thầm chịu đựng, sẽ tức khắc đứng dậy chấm dứt chế độ này.

Và để có tác động đủ mạnh làm sụp đổ chế độ độ tài thì phải có đông đảo người dân tham gia. Nắm rõ nguyên lý đó, CSVN, dù trong thời bình, đã tạo ra một lực lượng công an khổng lồ với hàng triệu công an viên, không để bảo vệ an ninh công cộng mà để đè bẹp, dập tắt mọi manh nha kết hợp số đông dân chúng.

CSVN quan niệm tất cả mọi hành động kết hợp thành số đông, từ những lời phát biểu kêu gọi, những bài viết tố cáo, những hình thức tụ tập hay lập hội, dù chỉ là với mục tiêu ái hữu, thể thao, văn hoá, nghệ thuật,… đều là nguy cơ cho sự tồn tại của chế độ. Vì vậy, bằng đủ mọi cách, từ theo dõi, áp lực, dọa nạt, bạo hành, bắt bớ, giam cầm,… thậm chí sát hại, CSVN quyết tâm vô hiệu hoá tất cả mọi hành vi mà họ vu cho là mưu toan lật đổ chế độ.

Phải nhìn nhận là cho đến giờ CSVN đã tạm đạt được mục đích của họ khi đàn áp tàn khốc và làm yếu đi phong trào dân chủ.

Những hành động chống đối của phong trào dân chủ trong thời gian qua hầu hết dựa vào sự xuất hiện công khai và can trường của những cá nhân, và trong một số trường hợp của một nhóm nhỏ người. Để đối phó, CSVN đã triệt tiêu thể chất (cụ thể là giam tù) những nhà hoạt động này và phong trào đã phải khựng lại.

Điểm lại những phương cách đấu tranh bất bạo động mà TS Gene Sharp đã đúc kết chúng ta thấy có những phương cách khác nên áp dụng trong hoàn cảnh hiện nay, và chắc chắn sẽ đạt hiệu quả hơn. Đó là những phương cách phản đối mà không cần công khai hoá người chủ trương và vì thế công an khó triệt tiêu họ hơn.

Để phá một cuộc biểu tình xuống đường tuần hành, công an CSVN có thể đem một lực lượng khổng lồ với dùi cui súng ống tới để dẹp đi bằng bạo lực. Nhưng, lấy thí dụ, giả thử một số thật đông công nhân làm việc trong lãnh vực điện cùng lúc cáo bệnh nghỉ ở nhà thì công an đối phó bằng cách nào? Ngoài việc lợi tức bị ảnh hưởng nếu họ không đi làm, chắc chắn sự an toàn của người phản đối sẽ được bảo đảm nhiều hơn. Công an không thể vô cớ tới nhà bắt giam một con số lớn những người công dân nghỉ ở nhà vì bị đau ốm. Chỉ cần một số lượng đáng kể công nhân viên điện không tới nhiệm sở thì chắc chắn sẽ gây ra xáo trộn vô cùng lớn lao, thậm chí tê liệt, trong xã hội.

Cũng giả thử nếu cùng lúc đó những công nhân viên trong các lãnh vực y tế, nguồn nước,… cũng nghỉ bệnh ở nhà thì ảnh hưởng của việc phản đối lại càng lớn hơn lên theo cấp số nhân hay lũy thừa. Và công an sẽ chẳng thể làm gì được.

Khi đó, để ổn định xã hội, nhà nước CSVN bắt buộc phải chấp nhận những nhượng bô đáng kể để thoả mãn những yêu cầu đòi hỏi chính đáng của người dân.

Những nhà lãnh đạo đấu tranh dân chủ, qua những phương tiện thông tin của thời đại kỹ thuật số, có thể kêu gọi người dân tham gia hiệu quả mà vẫn bảo vệ được sự an toàn của chính mình và các thành viên của tổ chức của họ và người dân khi kêu gọi họ tham gia.

Điều cần phải có là người dân phải hiểu được nguyên lý của những phương cách đấu tranh bất bạo động này và tích cực hưởng ứng.

Đỗ Đăng Liêu

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lê Đức Anh và lệnh ‘không được nổ súng’

“Không được nổ súng,” là mệnh lệnh từ thượng cấp và là nguyên nhân dẫn đến cái chết chóng vánh của 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988. Gạc Ma, 14/3/1988, là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này.

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng? Ảnh chụp màn hình youtube RFA

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng?

Tuy nhiên những bộ đội công binh và chiến sĩ Hải quân Việt Nam khi đó nhận được lệnh không được nổ súng chống trả phía Trung Quốc. Vậy ai trực tiếp đã ra lệnh cho binh sĩ Việt Nam không được nổ súng chống trả quân Trung Quốc trong cuộc chiến dù không cân sức đó?

18 tháng 3 - người dân không quên! Ảnh: FB Phuc Dinh Kim

Gạc Ma 14 tháng Ba: Dân Việt không thể quên*

Phần lớn xương cốt của các anh đã nằm lại vĩnh viễn trong lòng Biển Đông.

Nhớ đến các anh, những người anh hùng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, chúng tôi thề bằng bất cứ giá nào cũng không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông đối với Trung Quốc!