đợt dịch thứ 4

Người dân di tản từ thành phố về quê lánh dịch ngủ vật vạ bên vệ đường liên tỉnh lộ. Ảnh: Cafebiz

Di tản về quê lánh dịch COVID-19: Đi không được, ở lại cũng không xong!

Những ngày cuối tháng 7/2021, hình ảnh từng đoàn người lũ lượt từ TP.HCM về quê lánh dịch COVID-19 thu hút sự quan tâm đặc biệt trong công luận. Thêm vào đó, chính phủ Việt Nam vừa ban hành chỉ thị “ai ở đâu, ở yên đó” và “tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh, thành phố nơi cư trú sau ngày 31/7/2021 tới khi hết giãn cách.”

“Cuộc di tản tháng bảy, nhìn đâu cũng thấy bi thương, nhìn đâu cũng thấy đau lòng, người có lương tâm thì lại không có quyền bính, người có quyền bính thì không có trái tim. SàiGòn, đất nước, có những ngày di tản buồn đến như thế! Nhìn cảnh bi thương của tháng 7 buồn vì sự bất tài của Chính phủ.” (Blogger Phạm Minh Vũ)

Sài Gòn hoang vắng thời đại dịch. Ảnh: Báo Thanh Niên

Covid – Việt Nam: Y tế phía Nam quá tải, nhiều “F0” không cứu kịp

Dịch bệnh Covid-19 đang đẩy hệ thống bệnh viện tại TP.HCM và một số địa phương miền Nam vào tình trạng quá tải. Nhiều trường hợp trở nặng tử vong do không kịp cấp cứu.

Tình hình căng thẳng không chỉ tại Sài Gòn. Tỉnh Bình Dương láng giềng cũng là một điểm nóng khác. Số ca mới trong 10 ngày gần đây chiếm gần 70% tổng số ca từ đầu mùa dịch. Hiện vẫn còn gần 400 bệnh nhân có diễn biến nặng, đã có 144 người tử vong vì Covid. Có ngày, số ca mắc mới của Bình Dương vượt 2.000, bằng một nửa ca mới của Sài Gòn, dù dân số chỉ bằng một phần năm.

Phường Tăng Nhơn Phú A và phường Long Thạnh Mỹ, thành phố Thủ Đức với hơn 78.000 dân sinh sống bị phong tỏa từ hôm 14/7/2021 cho đến khi có lệnh mới. Ảnh: Tiền Phong

Mèo khen mèo dài đuôi – Nhân Văn và Minh Bạch

Đất nước Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố với 96 triệu dân mà hiện nay chỉ có gói cứu trợ cho thành phần lao động nghèo nhưng cũng chưa đến tay người dân một cách đầy đủ. Trong vụ phong tỏa hiện nay, chính quyền trung ương lẫn địa phương chưa có hành động mang tính vĩ mô nhằm giúp đỡ cho người dân bị ảnh hưởng đời sống. Đáng lý ra, chính quyền của ông Chính nên giảm tiền điện nhiều hơn nữa cho đến khi hết phong tỏa và giảm thuế trong 2 năm 2020 và 2021. Như vậy mới đáng cho dán chữ “nhân văn” lên bộ mặt chế độ.

Một khu vực ở TP.HCM bị phong tỏa hôm 12/7/2021. Ảnh: Netnews

Góp ý với nhà cầm quyền CSVN về việc chống dịch Covid-19 hiện nay

Trước cơn đại dịch chung, trước nỗi thống khổ của dân ta vì tai ương chung, tuy là một đảng viên Việt Tân, người viết sẵn sàng đưa ra một số góp ý với nhà cầm quyền CSVN để làm tốt hơn trong việc cùng nhân dân chống dịch. Đặc biệt là những cán bộ phụ trách công tác chống dịch hiện nay cần mở rộng tim óc để đón nhận và xem xét những lời tư vấn này cùng với bao nhiêu góp ý khác của những ngườI thiện chí ngoài đảng ở trong cũng như ngoài nước.

Các thiện nguyện viên phân phát lương thực cứu trợ đến dân nghèo đang trong cơn túng quẫn bởi chính sách phong tỏa của nhà cầm quyền. Ảnh chụp từ Youtube Việt Tân

Cảm động trước cảnh phát lương thực cứu trợ lưu động

Khi đảng và nhà nước ban hành và thực thi nghiêm ngặt lệnh phong tỏa dài hạn nhiều tỉnh, thành nhưng lại bỏ mặc dân tự lo liệu trong cơn đại dịch, người dân và các tổ chức thiện nguyện, xã hội dân sự,… đã và đang phải tự cứu giúp, tương trợ lẫn nhau.

Tuy lo ngại bị phạt nặng nhưng các thiện nguyện viên vẫn cố gắng phát lương thực cứu trợ cho bà con nghèo trong tình trạng nhà cầm quyền phong tỏa, kiểm soát gắt gao.

Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng lại đưa ra lời kêu gọi, nhai đi nhai lại những gì mà nhà cầm quyền đã kêu gào suốt hơn một năm qua, về phòng chống dịch bệnh Covid-19 hôm 29/7/2021. Ảnh: VTC News

Nguyễn Phú Trọng lại trồi lên

Trong bối cảnh dịch bệnh đang gia tăng trên toàn quốc, những cuộc phong tỏa càng ngày càng siết chặt có thể kéo dài hàng tháng trên nhiều địa phương, nhiều vùng kinh tế quan trọng nhất. Biện pháp này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của đại đa số công nhân lao động nghèo, vì hãng xưởng đóng cửa, mất việc làm, không đi ra ngoài được; cảnh thiếu đói đang diễn ra hàng ngày đối với thành phần “vô sản” đúng nghĩa ở Sài Gòn.

Với tình hình bi đát đó, là người đứng đầu đảng và nhà nước Việt Nam, ít ra ông Nguyễn Phú Trọng nên xin lỗi người dân hoặc nói với họ những điều mà họ quan tâm, thay vì thỉnh thoảng thổi điệu kèn thúc quân vô nghĩa.

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính. Ảnh: InternetThủ Tướng Phạm Minh Chính "nhấn mạnh" yêu cầu “học thật, thi thật, nhân tài thật" khi làm việc với Bộ Giáo Dục - Đào Tạo tuần qua. Ảnh: Internet

Ông Phạm Minh Chính áp lực WHO

Theo dõi những phát biểu và chỉ đạo của Phạm Minh Chính, người ta thấy rõ sự lúng túng trong cách đối phó của Hà Nội trong đợt dịch lần này. Rõ ràng là ông Chính được đưa lên làm thủ tướng chưa đầy 1 tháng liền bị sao quả tạ đè (đợt dịch thứ tư với biến chủng Delta) khiến nội các của tân thủ tướng “mất ăn mất ngủ” khi số ca nhiễm lan quá nhanh, hiện đã lên hơn 16 ngàn ca nhiễm tại 48/63 tỉnh thành.