Dự luật đặc khu

Phạm Minh Chính: Dự án, mối quan hệ và sự nghiệp

Ngày 8/8/2011 ông Phạm Minh Chính nhận quyết định của Bộ Chính Trị cho thôi chức thứ trưởng Bộ Công An, để nhậm chức bí thư tỉnh Quảng Ninh.

Khi nhậm chức mới, Phạm Minh Chính đã ngay lập tức cho khởi động việc nghiên cứu đề án Đặc Khu Kinh Tế Vân Đồn. Đến năm 2013 thì ông đã kết nối được với bà Giáo Sư, Tiến Sĩ Đào Nhất Đào – Chủ Nhiệm Trung Tâm Nghiên Cứu Đặc Khu Kinh Tế Trung Quốc, cũng chính là kiến trúc sư trưởng của chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Tập Cận Bình, và ông Phạm Minh Chính đã mời bà này sang Việt Nam hỗ trợ nghiên cứu và triển khai dự án.

Nhiệm vụ của Phạm Minh Chính trong vai trò thủ tướng là gì?

“Đề án Thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn” là chủ trương của Phạm Minh Chính nhưng mãi đến ngày 27/10/2017 HĐND tỉnh Quảng Ninh mới thông qua. Sau đó, vào tháng 5/2018 Quốc Hội CS Việt Nam mới phát hành hạn chế, đề án này và cho đại biểu quốc hội xem để biểu quyết Luật Đặc Khu.

Dự định là tại kỳ họp thứ 5 Quốc Hội khóa XIV thông qua vào tháng 6/2018. Tuy nhiên vào ngày 10/6/2018 bộ luật này bị vấp phải sự phản đối dữ dội của người dân nên Quốc Hội phải tạm hoãn.

Vân Đồn, địa điểm lịch sử, nơi tướng nhà Trần - Trần Khánh Dư đã mai phục đánh tan quân lương của Thoát Hoan năm 1288, từ đó giúp cho quân dân Đại Việt giành lợi thế và cuối cùng đánh tan đoàn quân xâm lăng Nguyên Mông ở trận chiến Bạch Đằng Giang lịch sử. Ảnh: FB Đỗ Ngà

Vì sao lại là Vân Đồn? Cộng Sản đã quên mất lịch sử?

Như ta biết Vân Đồn là địa điểm dễ thủ khó công khi và chỉ khi chính ta làm chủ nó, nhưng nếu giặc làm chủ thì lợi bất cập hại. Lúc đó những lợi thế của ta thành lợi thế của giặc và lúc đó nó lại thành tử huyệt của ta.

Lập nên Đặc khu kinh tế Vân Đồn, điều đó có thể dẫn đến việc Trung Cộng sẽ làm chủ vùng đất dễ thủ khó công này. Vậy mà không hiểu sao, dù bị nhân dân phản đối, đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn cho xúc tiến việc thành lập đặc khu kinh tế này.

Ông Michael Phuong Minh Nguyễn trước tòa trong vụ án cáo buộc nhóm ông nầy "âm mưu lật đổ chính quyền" hôm 25 tháng Sáu, 2019. Ảnh: Getty Images

Bản án “âm mưu lật đổ chế độ” thời công nghệ 4.0

Phiên tòa xét xử nhóm ông Michael Phương Minh Nguyễn hôm 26 tháng Sáu vừa qua, hoàn toàn là sự dàn dựng của bộ máy an ninh, vì mục tiêu củng cố quyền lực cho phe đảng sau cơn đột quỵ bất ngờ của ông Trọng tại Kiên Giang. Bản chất của việc kết án qua phiên tòa hoàn toàn là một vở kịch tồi, nói lên sự hoảng loạn của một thế chế đang bị người dân chán ghét, lãnh đạo bất lực trước những khó khăn kinh tế – xã hội chồng chất hiện nay.

Biểu tình có thể xảy ra bất cứ lúc nào

Báo Asia Times cho rằng, các cuộc biểu tình tháng Sáu, 2018, ngoài việc phản đối Trung Quốc còn thể hiện những vấn đề về dân chủ và nhân quyền, cho thấy đang ngày càng có nhiều người Việt Nam đặt nghi vấn về tính chính danh của Đảng Cộng Sản cầm quyền. Biểu tình có thể xảy ra bất cứ lúc nào tại Việt Nam.

Người dân biểu tình phản đối Dự Luật Đặc Khu tại Sài Gòn hôm 10 tháng Sáu, 2018. Ảnh: Internet.

Biểu tình tháng 6/2018 – nhân tố quyết định việc hoãn không thời hạn Luật Đặc Khu

Chủ Tịch Quốc Hội, Nguyễn Thị Kim Ngân đã ngang ngược ép Quốc Hội phải thông qua Luật Đặc Khu, tưởng như không thể đảo ngược: “Bộ Chính Trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến Pháp, phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật”. Cuối cùng thì nhân dân đã đảo ngược nó. Đây là thắng lợi trực tiếp nhất, cụ thể nhất so với những cuộc biểu tình trong hơn 10 năm gần đây.

Biểu tình phản đối dự luật ba đặc khu hôm 10/6/2018.

‘Xác ướp’ hồi sinh!

Luật Đặc khu, còn gọi là ‘Luật bán nước’ như một tục danh mà nhân dân đặt cho nó, một kiểu ‘xác ướp’ mà đã tạo địa chấn biểu tình khổng lồ và gây sóng gió trong chính trường Việt Nam vào năm 2018 rồi sau đó bị hoãn vô thời hạn vào tháng Mười năm 2018 – đang được hồi sinh!

Đón chào năm 2019

Nếu năm 2018 là năm mà CSVN khủng bố mạnh mẽ đối với phong trào dân chủ và kế hoạch đốt lò của ông Trọng lên đỉnh điểm, thì năm 2019 sẽ là năm nội bộ CSVN phát sinh nhiều hiện tượng đấu đá, triệt tiêu giữa các phe nhóm. Đây cũng là cơ hội để cho sức bật của người dân bùng phát, nương theo các biến cố lịch sử và nhất là từ hai ngòi nổ “thảm họa Formosa” và “dự luật đặc khu” trong năm 2019.

Vị trí chiến lược của 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

‘Mùi tiền’ Trung Quốc ở vịnh Vân Phong

Vịnh Vân Phong như một bàn toán tàu được tính trước, khi nó chỉ cách Hoàng Sa không xa, và nếu nó được “mua đứt 70 năm” thì chuyện nối mạng địa lý hành chánh với hòn đảo mà chính quyền Bắc Kinh gọi là Tam Sa đã bị chiếm đóng trái phép, sẽ dễ như trở bàn tay.

Giáo Hạt Bảo Nham (Nghệ An) biểu tình chống Dự luật Đặc khu và Luật An ninh mạng hôm 8/7/2018. Ảnh: J.B Nguyễn Hữu Vinh

Hàng loạt Giáo Hạt, Giáo xứ biểu tình chống Dự luật Đặc khu và Luật An ninh mạng

Dù nhà cầm quyền CSVN đã bằng nhiều ngón đòn bẩn thỉu như canh giữ, ngăn cấm, tuyên truyền về “Dự luật bán nước” và “Luật bịt miệng” – Tên do người dân gọi Dự luật Đặc khu và Luật An ninh mạng mới được thông qua – nhưng người dân đã thêm cảnh giác và tinh thần đấu tranh vẫn hừng hực dâng cao.

Úc Châu: Tổng biểu tình trước Tòa Đại sứ CSVN và Trung cộng ngày 7/7/2018

Sáng Thứ Bảy 7/7/2018, các Cộng đồng Người Việt Tự do trên tất cả các tiểu bang và lãnh thổ  Úc cùng tiến về thủ đô Canberra tổ chức buổi tổng biểu tình ngay trước Tòa Đại sứ Cộng sản Việt Nam để lên tiếng phản đối Dự luật Đặc khu kinh tế và Luật An ninh mạng tại Việt Nam.