Hàng loạt Giáo Hạt, Giáo xứ biểu tình chống Dự luật Đặc khu và Luật An ninh mạng

Giáo Hạt Bảo Nham (Nghệ An) biểu tình chống Dự luật Đặc khu và Luật An ninh mạng hôm 8/7/2018. Ảnh: J.B Nguyễn Hữu Vinh
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những ngày qua, Dự luật Đặc khu kinh tế dù đã buộc phải lùi việc thông qua để chờ cơ hội thực hiện thông qua việc bịt miệng người dân bằng Luật An ninh mạng. Nhưng với tinh thần yêu nước và lo lắng cho giống nòi, lãnh thổ và an ninh quốc gia, người  dân khắp nơi vẫn không hề yên tâm với việc cho nước ngoài, cụ thể là Trung Quốc thuê đất Việt Nam.

Đặc biệt, cái gọi là Luật An Ninh Mạng đã thông qua bởi cái gọi là “Quốc Hội”, nhằm bóp miệng người dân, tước đoạt quyền tự do ngôn luận – một quyền cơ bản của người dân – đã tạo nên sự lo ngại và làn sóng phản đối ngày càng dâng cao trong xã hội.

Dù những cuộc biểu tình khắp nơi đã bị đàn áp và dìm trong bạo lực, bắt bớ nhưng không thể làm nhụt chí đấu tranh ôn hòa của người dân khắp nơi thể hiện tinh thần yêu nước, sự cảnh giác và mất lòng tin với đảng Cộng sản.

Dù nhà cầm quyền CSVN đã bằng nhiều ngón đòn bẩn thỉu như canh giữ, ngăn cấm, tuyên truyền về “Dự luật bán nước” và “Luật bịt miệng” – Tên do người dân gọi Dự luật và Luật mới được thông qua – nhưng người dân đã thêm cảnh giác và tinh thần đấu tranh vẫn hừng hực dâng cao.

Chúa Nhật, 17/6/2018, một cuộc biểu tình lớn với hàng ngàn người dân, nhiều linh mục và tu sĩ Giáo Hạt Văn Hạnh, tỉnh Hà Tĩnh để phản đối các Dự luật Đặc khu và Luật An ninh mạng. Hàng Linh mục và giáo dân trong Giáo Hạt đã về tập trung đông đủ tại Giáo xứ Văn Hạnh mang theo băng rôn, phản đối những việc làm bán nước, hại dân của nhà cầm quyền.

Mỗi Giáo Hạt bao gồm nhiều giáo xứ với hàng ngàn giáo dân. Giáo Hạt Văn Hạnh bao gồm 14 Giáo xứ với 44.000 giáo dân tại khu vực Thành phố Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà và Lộc Hà. Vì vậy, tác động của những cuộc biểu tình đối với người dân ở đây hết sức lớn lao.

Hàng ngàn người đã diễu hành trên đường với các khẩu hiệu trên tay đòi hủy bỏ Luật An Ninh mạng và Dự luật Đặc khu trong tiếng hát “Trả lại cho dân” được phát qua hệ thống truyền thanh. Người dân hết sức phẫn nộ với Dự luật bán nước và bịt miệng này.

Cuộc biểu tình đã làm cho nhà cầm quyền CSVN lúng túng và huy động rất đông cảnh sát, công an các loại vào những ngày sau đó canh chừng ở các ngả đường. Tất nhiên là họ chưa dám liều lĩnh vào làng để trấn áp tinh thần người dân.

Tiếp nối tinh thần đó, Chúa Nhật ngày 8/7/2018, đồng loạt nhiều Giáo Hạt, Giáo xứ khắp hai tỉnh Nghệ An và Quảng Binh đã xuống đường tuần hành với hàng chục ngàn giáo dân.

Tại Nghệ An, Giáo Hạt Đông Tháp bao gồm 10 Giáo xứ và 25.000 giáo dân tại khu vực Huyện Diễn Châu, đã tập trung tuần hành mang theo băng rôn, cờ phướn phản đối Dự luật Đặc khu bán nước và Luật An ninh mạng. Những tấm băng rôn của người dân nêu rõ: “Không cho Trung Cộng thuê đất, dù chỉ một ngày” đã nói lên tinh thần và ý chí người dân.

Đoàn người đã đi qua nhiều làng mạc, đường bộ và nhiều khu vực người dân đang sợ hãi và im lặng trước thảm họa bán nước, đã thức tỉnh nhiều người dân khắp nơi.

Cùng ngày, cũng tại Nghệ An, Giáo Hạt Bảo Nham bao gồm 11 Giáo xứ và 25.000 giáo dân tại 3 huyện như Yên Thành, Nghi Lộc và Đô Lương đã đồng loạt xuống đường phản đối nhà cầm quyền tìm cách bán nước và bịt miệng người dân nhằm để bán nước trót lọt. Đoàn người đã biểu thị tinh thần yêu nước và quyết tâm bảo vệ lãnh thổ cũng như quyền con người qua việc phản đối Dự luật và Luật nói trên.

Đoàn người đã tạo nên một khí thế sôi nổi và tác động mạnh mẽ đến tinh thần người dân vùng này.

Tại Quảng Bình, nơi nổi tiếng sắt máu và bạo lực bất khoan nhượng với người giáo dân, điển hình qua vụ Tam Tòa cách đây 9 năm, Giáo Hạt Hòa Ninh với 24.000 giáo dân trong 9 giáo xứ, tại thị trấn Ba Đồn đã đồng loạt ra quân biểu tình chống Luật An ninh mạng và Dự luật Đặc khu.

Những người biểu tình đã cầm trên tay và hô vang các khẩu hiệu: “Cho Trung Cộng thuê đất là bán nước”, Phản đối Luật An ninh mạng bịt miệng người dân”  “Công an phải bảo vệ người dân thực hiện quyền hiến định của mình”.

Đoàn người diễu hành với cờ ngũ sắc trên đường đã tạo nên những hình ảnh đẹp và thức tỉnh người dân. Các linh mục cùng với các giáo dân đã biểu thị tinh thần yêu nước của mình một cách chính đáng và sôi nổi.

Qua các cuộc biểu tình, điều người ta thấy rõ ràng là dù với những mưu hèn, kế bẩn được đưa ra thi thố, dù dùng bạo lực và sự dối trá để tuyên truyền, thì nhà cầm quyền CSVN cũng không thể dập tắt được tinh thần yêu nước của người dân và không dễ đánh lừa được họ.

Chúng ta cảm ơn những linh mục, giáo dân đã vững vàng bước lên vượt qua mọi nỗi sợ hãi để đòi lại quyền con người, quyền được mở miệng và bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc.

Họ đã làm thay cho điều mà gần 100 triệu người dân Việt Nam phải làm nếu không muốn cơ đồ đất nước rơi vào tay ngoại bang bằng những hành động, văn tự bán nước của nhà cầm quyền CSVN.

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.