Hải Dương 8

Rút tàu thăm dò địa chất, Trung Quốc chuẩn bị đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam?

Theo quan điểm của chuyên gia Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế, sau khi rút tàu Hải Dương 8 đi, Trung Quốc có thể sẽ đưa giàn khoan dầu vào khu vực Bãi Tư Chính. Tin tức từ hãng thông tấn Reuters cho biết, sau hơn ba tháng tiến hành thăm dò tại Bãi Tư Chính, hôm 24 tháng Mười tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam dưới sự hộ tống của ít nhất 2 tàu hải giám Trung Quốc.

Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào duyệt đội danh dự trong lễ đón chính thức tại Bắc Kinh, 11/10/2011. Ảnh: Xinhua.

Một thỏa thuận sai lầm?

Dù đã có Luật Biển, nhưng tại sao Việt Nam vẫn yếu ớt? Có phải văn kiện “Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa” là nguyên nhân làm cho Việt Nam hèn nhát?

Tàu thám hiểm "Hải Dương Địa Chất 8" của Cục Khảo Sát Địa Chất Trung Quốc. Ảnh: China Geological Survey

Tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc vào gần bờ biển Việt Nam, cách Phan Thiết 185 km

Tàu Trung Quốc (Hải Dương Địa Chất 8) tiếp tục tiến hành khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày thứ Bảy và được hộ tống bởi ít nhất bốn tàu ở vị trí cách đảo Phú Quý ở đông nam Việt Nam khoảng 102 km và cách các bãi biển của thành phố Phan Thiết 185 km, Reuters đưa tin, dẫn ra dữ liệu từ Marine Traffic – một website chuyên theo dõi chuyển động của tàu biển.

Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân: Muốn giữ Bãi Tư Chính, phải dựa vào sức mạnh của toàn dân

Bắc Kinh đưa tàu thăm dò địa chất HD 8 trở lại Bãi Tư Chính là để tiếp tục thử thái độ của giới lãnh đạo CSVN, cũng như của thế giới. Lần này CSVN mạnh miệng lên tiếng phản đối Trung Cộng là vì nhìn thấy rõ mưu đồ của Bắc Kinh muốn cướp Bãi Tư Chính, cướp tài nguyên dầu khí của Việt Nam trong vùng biển này, chứ không phải là hành vi bắt nạt như những lần trước. Tuy nhiên biện pháp phản đối ngoại giao của nhà cầm quyền CSVN hoàn toàn không ảnh hưởng đến Trung Cộng. Theo ông Lý Thái Hùng, muốn giữ Bãi Tư Chính, muốn ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Cộng, Việt Nam phải dựa vào sức mạnh của toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước.

Một tàu hải cảnh Trung Cộng. Ảnh: AP

Trung Quốc đang âm mưu cướp Bãi Tư Chính như Scarborough

Trung Quốc từng áp dụng “Chiến lược vùng xám” trong tranh chấp lãnh thổ với Philippines, và đã giành được quyền kiểm soát ở Bãi cạn Scarborough. Kịch bản này đang được lặp lại nguyên vẹn tại khu vực Bãi Tư Chính. Và nếu các lãnh đạo CSVN không tỉnh táo, viễn cảnh mất Việt Nam mất Bãi Tư Chính là hoàn toàn có thể… Mục tiêu của “Chiến lược vùng xám” là đưa ra những hành động quấy rối nhằm thay đổi hiện trạng, biến vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp và gây lúng túng và nản chí cho các nước trong việc phản ứng.

Tàu Trung Cộng Hải Dương 8. Ảnh: Getty Images

Hải Dương 8 giai đoạn 2 sẽ khó chịu hơn hẳn giai đoạn đầu?

Kịch bản được cho là tồi tệ nhất hiện nay, nếu chưa tính đến kịch bản Trung Quốc gây ra một cuộc xung đột quân sự trên biển với lực lượng tàu chiến áp đảo hải quân Việt Nam, là tàu Hải Dương 8 sẽ được thay thế bằng một giàn khoan lớn, tức ‘đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất của Việt Nam’ chẳng còn muốn ngụy trang bằng việc thăm dò khảo sát địa chất biển nữa, mà sẽ lao thẳng vào Bãi Tư Chính nhằm ăn cướp dầu – nguồn tài nguyên thên nhiên gần như duy nhất còn lại để chính thể độc tài ở Việt Nam dùng để nuôi đảng…

Phát ngôn nhân Trung Cộng Cảnh Sảng tuyên bố ngang ngược trong một cuộc báo ngắn hôm thứ Tư 17/7/2019 về tình hình khu vực Bãi Tư Chính: "Chúng tôi hy vọng rằng phía Việt Nam sẽ cân nhắc và tôn trọng chủ quyền và quyền hợp pháp của Trung Quốc tại vùng biển liên quan ở Biển Đông, cũng như sẽ không thực hiện hành động có thể khiến tình trạng xấu đi thêm nữa." Ảnh: AP/Andy Wong

Bãi Tư Chính: Bắc Kinh vừa ăn cướp vừa la làng

Trong cuộc họp báo hôm 17 tháng Bảy, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Cảnh Sảng lại yêu cầu Việt Nam “nghiêm túc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc đối với các vùng lãnh hải liên quan và không có bất kỳ hành động nào làm phức tạp tình hình.” Thoạt nghe nhiều người Việt ngỡ ngàng vì mức độ trâng tráo của kẻ vừa ăn cướp vừa la làng. Nhưng tại sao Bắc Kinh có thể có lối hành xử như thế?

Từ trái, trên xuống: Nguyễn Thị Kim Ngân gặp Tập Cận Bình, Bộ Trưởng Quốc Phòng hai nước Trung - Việt và tàu Haiyang Dizhi 8 được truyền thông quốc tế loan tải là đang hoạt động, từ ngày 3 tháng Bảy, tại khu vực bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông. Ảnh: Internet - Việt Tân edit

Hiện đại hóa lực lượng cảnh sát biển: Khẩn cấp nhất trong các khẩn cấp của Hải quân Việt Nam

Rồi đây, tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc sẽ còn thường xuyên đi vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam để thăm dò dầu khí – dưới sự bảo vệ của đông đảo tàu cảnh sát biển và Hải quân TQ. Một mình lực lượng cảnh sát biển Việt Nam khó có thể chống chọi. Nên Việt Nam cần sự hợp tác của lực lượng cảnh sát biển và hải quân quốc tế. Thay vì đi TQ, Việt Nam cần đi nhiều hơn sang Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc, Anh, Pháp, Đức để có thêm tàu cảnh sát biển và hải quân các nước này hiện diện tại biển Đông Nam Á.

Báo chí ồn ào chuyện Đại biểu HĐND TP. HCM đề xuất dùng lu chống ngập nhưng hoàn toàn im lặng trước sự kiện tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc thăm dò địa chấn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ hôm 3/7.

Chuyện cái lu và Biển Đông

Đề xuất giải pháp chống ngập bằng cách trang bị cho mỗi hộ dân thành phố một cái lu là đáng ngạc nhiên, đáng xem xét. Có lẽ cái lu của PGS. TS. Trưởng Khoa đô thị học, Đại Học KHXH-NV TP. HCM Phan Thị Hồng Xuân phải to lắm! Xem ra, cái đáng quan tâm thì lại không mấy quan chức quan tâm, đó là việc tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đang gây hấn ở khu vực bãi Tư Chính có thể gây căng thẳng khó kiểm soát.