Trung Quốc đang âm mưu cướp Bãi Tư Chính như Scarborough

Một tàu hải cảnh Trung Cộng. Ảnh: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trang Sohu, một trang truyền thông lớn của Trung Quốc hôm 9 tháng Tám, 2019, đã đăng một bài viết với nhan đề “Thu hồi bãi Vạn An” (tên họ gọi Bãi Tư Chính của Việt Nam) như sau: Trung Quốc nhảy vào, biến nơi Việt Nam một mình khai thác thành khai thác chung, dần dần đuổi cổ thế lực bên ngoài.

Thủ đoạn này của Trung Quốc được các nhà phân tích gọi tên là “Chiến lược vùng xám”. Chiến thuật này bao gồm các hành động gây hấn ở dưới ngưỡng có thể tạo ra xung đột quân sự. Trong đó cho phép Trung Quốc sử dụng dân quân biển hơn là hải quân trong các cuộc xung đột nhằm tránh đối đầu quân sự vì dân quân biển được xem là lực lượng dân sự.

Mục tiêu của “Chiến lược vùng xám” là đưa ra những hành động quấy rối nhằm thay đổi hiện trạng, biến vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp và gây lúng túng và nản chí cho các nước trong việc phản ứng.

Trung Quốc từng áp dụng “Chiến lược vùng xám” trong tranh chấp lãnh thổ với Philippines, và đã giành được quyền kiểm soát ở Bãi cạn Scarborough. Kịch bản này đang được lặp lại nguyên vẹn tại khu vực Bãi Tư Chính. Và nếu các lãnh đạo CSVN không tỉnh táo, viễn cảnh mất Việt Nam mất Bãi Tư Chính là hoàn toàn có thể.

Để đối phó với “Chiến lược vùng xám” các biện pháp cần được sử dụng bao gồm việc thiết lập các lằn ranh đỏ trong tranh chấp, đồng thời cần gia nhập các liên minh về quân sự và kinh tế với những quốc gia như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ,… để tăng cường năng lực kinh tế và khả năng răn đe.

Indonesia là quốc gia hóa giải thành công “Chiến lược vùng xám” của Trung Quốc.

Theo đó, cũng giống như Việt Nam, Indonesia có mối quan hệ rất chặt chẽ với Trung Quốc. Nước này không chỉ tìm kiếm đầu tư từ Bắc Kinh, mà thậm chí họ còn mua vũ khí của Trung Quốc. Tuy vậy những yếu tố đó đã không khiến cho lãnh đạo nước này nhu nhược trước Trung Quốc.

Năm 2016 tranh chấp giữa Indonesia và Trung Quốc lên đến đỉnh điểm tại khu vực ngoài khơi đảo Natuna. Thời điểm đó Trung Quốc đâm thủng tàu đánh cá Kway Fey 10078 và can thiệp mạnh mẽ vào việc Indonesia thực thi luật thủy sản.

Tổng Thống Indonesia Joko Widodo đã phản đối mạnh mẽ khi tới thăm đảo Natuna trên một con tàu chiến. Ông còn ra lệnh cho hải quân nước này tăng cường sự hiện diện trong khu vực tranh chấp. Thậm chí Indonesia thể hiện quyết tâm không dung thứ cho các hành động gây hấn của Bắc Kinh khi nổ súng vào một tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc.

Khi xung đột nổ ra, lãnh đạo Indonesia cũng đã chủ động tìm kiếm thêm nhiều khoản đầu tư hơn từ Nhật Bản và tuyên bố họ ưu tiên Nhật Bản để cùng ký kết một dự án tàu bán cao tốc. Tháng Giêng 2017, cả 2 nước Indonesia và Nhật đã nhất trí tăng cường hợp tác an ninh hàng hải. Những hành động này đã gửi thông điệp đến Trung Quốc rằng họ đã đẩy Indonesia thành đối thủ.

Kết quả là không có thêm báo cáo nào về sự vi phạm của Trung Quốc đối với lãnh thổ của Indonesia. Đầu tư của Trung Quốc vào Indonesia không những không bị ảnh hưởng, thậm chí còn tăng trưởng 291% từ tháng 1-9/2016. Đây là những hành động của Trung Quốc nhằm xoa dịu cơn giận dữ của Tổng Thống Joko Widodo.

Tóm lại, Jakarta đã không trở thành một kẻ nhu nhược trong tranh chấp với Trung Quốc và họ đã chiến thắng. Đây là bài học dành cho Hà Nội, nhưng liệu các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam có dám bớt hèn với giặc và nghĩ đến quyền lợi dân tộc hay không lại là chuyện khác.

[ S ] – FB Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.