hiểm họa Bắc triều

Bìa sách Hidden Hand của tác giả Clive Hamilton & Mareike Ohlberg mới xuất bản tháng 6/2020. Ảnh chụp màn hình bookdepository.com

Những cuộc xâm lăng mềm

Trong khi nhiều người vẫn còn rơi vào những “bẫy mật” của Trung Cộng, thì cũng có nhiều người trong giới trí thức phương Tây đã ngộ ra mối đe doạ và có những hành động ngăn chặn. Cuốn sách này có lẽ sẽ giúp cho những ai còn thờ ơ hiểu được những hình thức xâm lăng mềm, và hy vọng sẽ không rơi vào những cái “bẫy mật” được trải thảm bằng tiền.

Ngày 14 tháng 3 năm 2010, để nhắc nhớ đến 64 chiến sĩ hi sinh ở bãi đá Gạc Ma 14/3/1988 và vinh danh những người đã hy sinh bảo vệ biển đảo của tổ quốc bị nhà cầm quyền cố tình bỏ quên, một số anh chị em Việt Tân công khai xuất hiện tại cầu Thê Húc, trên Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội để phân phát mũ áo có ghi 6 chữ "HS.TS.VN". Ảnh: Tư liệu của Việt Tân

14/3/2020: Nhớ hải chiến Trường Sa, nhớ 10 năm Thê Húc

Sau mật ước Thành Đô năm 1990, những ngày như 19/1 hay 14/3 cần được quên lãng. Mọi hình thức nhắc nhở, vinh danh bị cho là “nhạy cảm” và thường bị cấm đoán.

Vậy mà cách đây 10 năm, ngày 14 tháng 3 năm 2010, một số người đã công khai xuất hiện tại cầu Thê Húc, trên Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, để vinh danh những người đã hy sinh để bảo vệ biển đảo của tổ quốc. Lần đầu tiên người Việt Nam biết đến 6 chữ “HS.TS.VN”.

Anh Đặng Quí Hùng những lần về công tác ở Hà Nội. Ảnh: Tư liệu của Việt Tân

Tháng Ba, nhớ về một người đã khuất

Sau một vòng, hai anh em bước lên bậc tam cấp, ngước nhìn tượng vua Lý Thái Tổ đẫm ướt trong mưa. “Theo tôi, địa điểm này tốt nhất cho công việc mà chúng ta muốn làm. Vừa có ý nghĩa lịch sử, vừa tiện cho nhu cầu tiến thoái. Ông thấy sao?” anh Hùng nói. Tôi gật đầu “Vậy là cho tới luôn.” Một công việc hệ trọng vừa được chúng tôi quyết định trong cơn mưa ngâu Hà Nội.

Trận Waterloo của hoàng đế Tập? – Bước leo thang nguy hiểm ở Tư Chính

Sự xuất hiện “đôi tháng một lần” của ông Tổng Tịch Nguyễn Phú Trọng trong thời điểm này lại là cuộc gặp mặt các cán bộ công đoàn cơ sở với lo ngại trước “thông tin xuyên tạc” của những “thế lực thù địch”. Có vẻ như, điều ông ta lo ngại là những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc năm 2014 có thể lặp lại chứ không phải là chủ quyền quốc gia bị xâm phạm ở Bãi Tư Chính nói riêng và Biển Đông nói chung.

Điểm yếu nhất trên thanh trụ lịch sử

Lịch sử bất kỳ một đất nước nào cũng vậy, có lúc thịnh, có lúc suy. Nó như là một quy luật muôn đời. Lúc thịnh thì không nói gì, nhưng lúc suy thì rất nguy hiểm cho sinh mệnh của đất nước đó. Vì đó là lúc sức mạnh quốc gia suy yếu. Tựa như một kết cấu trụ nâng đỡ, nếu kết cấu bị sụm thì nó sẽ bị sụm bởi chỗ nào yếu nhất trên thanh trụ ấy. Lịch sử nhân loại không thiếu những quốc gia bị khai tử, và tất cả những quốc gia bị khai tử đó hầu hết rơi vào giai đoạn suy vong của một triều đại.