không khí ô nhiễm

Được ăn thực phẩm sạch hàng ngày: Nhu cầu xa tầm tay người dân! Ảnh: Internet

Đất nước sẽ về đâu?

Lâu nay, nói đến những khó khăn mà Việt Nam đang đối diện, chúng ta hay nghĩ đến các yếu tố chính trị và địa chính trị, đến vấn đề dân chủ và nhân quyền, đến chuyện các đại công ty phá sản và nợ công chồng chất. Nhưng ngay cả về phương diện xã hội, liên quan đến chuyện ăn uống và hít thở hàng ngày, Việt Nam cũng đối diện với bao nhiêu nguy hiểm.

Thứ Trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ Lê Xuân Định (đứng) phát biểu, nói lên 3 cái "nhất" về mặt khoa học công nghệ mà TP. Hà Nội đang nắm giữ, tại buổi làm việc giữa TP. Hà Nội và Bộ Khoa Học Công Nghệ hôm 14/7/2020. Ảnh chụp từ Báo Tố Quốc

Những cái “Nhất” của Hà Nội

Chuyện mấy ông bí thư hàng tỉnh, thứ bộ trưởng, viên chức làng nhàng có nói phét thì cũng không có gì lạ. Nhưng vì nói tới “Ba cái nhất” của Hà Nội, thì người viết phải nói thêm nhiều cái “Nhất” của cái đất luôn tự hào là “ngàn năm văn hiến” đó.

Không khí ô nhiễm Hà Nội và Sài Gòn: Thử tìm nguyên nhân và giải pháp

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội và Sài Gòn đang ở mức báo động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống mỗi người từng giây, từng phút. Bởi thế, người Việt Nam không thể tiếp tục làm ngơ đối với vấn đề ô nhiễm môi trường cũng như biến đổi khí hậu được nữa, vì chính người Việt Nam đang phải gánh chịu hậu quả của chính sách phát triển kinh tế bất chấp bảo vệ môi trường.

Vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội

Vụ ô nhiễm không khí tại thủ đô Hà Nội trong những ngày qua đã tạo thành làn sóng quan tâm của dư luận. Mọi người đều chú tâm vào Chỉ số chất lượng không khí (AQI) lên mức báo động đỏ. Một lý do khác khiến người dân không thể không đặt ra: Thuế bảo vệ môi trường! Một lít xăng hiện nay phải trả 4.000 đồng thuế bảo vệ môi trường. Vị chi từ 2012 đến tháng 6/2019 số thu tổng cộng là 250 nghìn tỷ đồng (hơn 10 tỷ USD). Số tiền khổng lồ này đi về đâu?

Không khí ô nhiễm khiến Hà Nội trở nên không hấp dẫn đối với người nước ngoài. Ảnh: Facebook Việt Tân

Người nước ngoài rời bỏ Hà Nội vì ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Chất lượng không khí ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều thành phố khác tại Việt Nam ngày càng bị ô nhiễm đến mức báo động. Tình hình tệ hơn khi có thành phần bụi mịn PM2.5 quá cao. Điều đáng trách là chính quyền gần như bất lực trước tình trạng ô nhiễm không khí. Họ khuyến cáo chậm chạp, thông tin đến người dân không đầy đủ về tình trạng ô nhiễm. Đặc biệt là họ không đưa ra được kế hoạch cụ thể nhằm giảm bớt tình trạng ô nhiễm theo từng năm. Trong khi họ thu hàng trăm nghìn tỷ tiền thuế bảo vệ môi trường từ dân và các xí nghiệp.

Một nút giao thông thường xuyên ô nhiễm tại Hà Nội. Ảnh: Tiền Phong

Bạn có thể làm gì để góp phần ngăn chặn khủng hoảng khí hậu?

… Chia sẻ thông tin với những người xung quanh, kể cả trẻ nhỏ, về các nguy cơ từ biến đổi khí hậu, và khuyên họ cùng làm với mình những việc trên. Khích lệ những người lên tiếng và hành động vì môi trường và nếu có thể, thì trở thành một người như vậy. Và cuối cùng – mặc dù danh sách này có thể kéo dài thêm – là thúc đẩy, hay mạnh hơn là gây áp lực lên các chính trị gia, từ địa phương đến trung ương, để họ có các giải pháp vĩ mô nhằm giải quyết khủng hoảng.

Người dân đeo khẩu trang khi đi trên đường phố Hà Nội hôm 21/5/2018. Ảnh: Kham/Reuters

Hình ảnh đại diện của Việt Nam: Biển người bịt khẩu trang chôn chân trong kẹt xe, ngập nước

Tại sao chúng tôi phải gánh thêm tiền điện tăng vọt, tiền mua máy lọc không khí, tiền mua khẩu trang, tiền chữa bệnh…? Tại sao người dân Việt Nam đã không may sinh ra ở cái nước nghèo nhưng giá cả các mặt hàng thiết yếu đều cao hơn các nước giàu có, giờ lại thêm khốn cùng tới nỗi thở cũng mất tiền? Rồi chúng tôi sẽ phải mang khẩu trang cho đến suốt đời hay sao? Khái niệm ra công viên hóng gió, dạo bộ hít thở không khí trong lành giờ sẽ chỉ xuất hiện trong văn thơ tiểu thuyết hay sao?