năng suất lao động

Việt Nam thuộc những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Ảnh: Hà Nội Mới

Lão hóa dân số có thể gây tác hại đến phát triển kinh tế của Việt Nam

Việt Nam được xem là một trong các quốc gia có tốc độ lão hóa dân số nhanh nhất thế giới. Theo thống kê của văn phòng Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam, những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, tỷ lệ này sẽ tăng lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già.”

Theo chiều hướng đó, Tổng Cục Thống kê Việt Nam dự báo, dân số Việt Nam từ 65 tuổi sẽ vượt 15% tổng dân số vào năm 2039. Đây sẽ là thời điểm chấm dứt thời kỳ “dân số vàng” ở Việt Nam.

Hình chụp hôm 11/1/2017: Công nhân Việt Nam tại một nhà máy lắp ráp của Ford ở Hải Dương. Ảnh: Hoang Dinh Nam / AFP

Lao động Việt Nam: Giàu số lượng, nghèo chất lượng

Theo nữ đại biểu này, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào quốc tế với một nền kinh tế có độ mở cao, thế nhưng chuyên gia vẫn đánh giá lao động Việt Nam, lực lượng then chốt của tăng trưởng kinh tế, chỉ vàng về số lượng mà chưa vàng về chất lượng.

Nói một cách khác, sự thiếu hụt kỹ năng lao động, thiếu khả năng chuyên môn là rào cản lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài cũng như phục hồi kinh tế trong nước.

ập thể dục dưỡng sinh ở Hà Nội, chụp ngày 30/10/2015. Ảnh: Flickr/Boris Thaser

Việt Nam đối mặt thách thức lão hoá dân số: Già trước khi giàu?

Nếu không có các biện pháp phù hợp để nâng cấp các kỹ năng của lực lượng lao động và cải thiện năng suất, Việt Nam sẽ không thể tìm ra giải pháp bền vững cho vấn đề già hoá dân số của mình. Quan trọng hơn, Việt Nam sẽ tiếp tục phụ thuộc vào các ngành công nghiệp tay nghề thấp, thâm dụng lao động, và không thể phát triển được một nền kinh tế tiên tiến, dựa trên công nghệ vốn cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.