nền giáo dục Việt Nam

Lễ trao bằng tiến sĩ của trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học QG Hà Nội, 2020. Ảnh: Dân Trí

Rác, và những tội đồ

Chuyện giáo sư tiến sĩ nhiều như lợn con, vô tác dụng ở xứ này lâu nay được bàn nhiều rồi, thậm chí rác tai, chán, đ.. muốn nghe nữa. Mấy hôm nay lại rộ lên chuyện tiến sĩ nghiên cứu về chơi cầu lông, tiến sĩ nghiên cứu hoạt động đảng ở xã ở huyện, tiến sĩ nghiên cứu tinh dững thứ tào lao xích đế…

Bản tính tự nhiên của con người là hiền lành; cái ác là do giáo dục, do môi trường sống tạo nên. Trong hình, một người chạy xe xích lô đợi khách bên tấm áp phích có chân dung Vladimir Lenin tại Hà Nội hôm 25/10/2017. Đảng Cộng Sản cầm quyền đang dung túng cái ác, lũng đoạn xã hội bằng một hệ thống sâu rộng, từ giáo dục đến luật pháp. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao cái ác lên ngôi ở Việt Nam?

Tin tức dồn dập về các vụ giết người tàn bạo ở Việt Nam gần đây khiến người đọc tức thở. Nhiều người không tin được trong thời đại văn minh lại còn diễn ra những chuyện giết người, hành hình theo kiểu trung cổ như đóng đinh vào đầu. Đáng sợ nhất, hầu hết nạn nhân là con cái, là người thân của thủ phạm, nhiều nạn nhân là trẻ em không dám và không thể phản kháng. Vì sao tội ác lan tràn như vậy?

Trường Đại Học Duy Tân. Ảnh: Blog Tuấn Khanh

Vết cắt không tuôn máu

Nhưng điều cũng đáng nói không kém, là về một lớp người trẻ sẵn lòng lập mưu hèn, kế bẩn, sẵn sàng đấu tố cô giáo của mình như thời man rợ. Ắt cũng đã đọc được tâm hồn và suy nghĩ của những người đang lãnh đạo ở môi trường gọi là giáo dục đó, thì thứ đầu xanh ngu dại tập tành đấu tố ấy, mới tin chắc rằng mình sẽ được trọng dụng khi dàn dựng mọi chuyện. Rõ, không ai bước vào nghĩa trang mà không mang theo nhang đèn, cũng không ai tự bước vào hầm phân mà không đoán trước nơi đó ngập ngụa bọ hung.

Ai đã dựng nên những con người như vậy? Một thế hệ nhơ nhớp như vậy?

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính. Ảnh: InternetThủ Tướng Phạm Minh Chính "nhấn mạnh" yêu cầu “học thật, thi thật, nhân tài thật" khi làm việc với Bộ Giáo Dục - Đào Tạo tuần qua. Ảnh: Internet

Luận về học thật, thi thật, nhân tài thật

Từ khi đảng CSVN cầm quyền trên cả nước, nền giáo dục Việt Nam đã dựa trên những nền tảng mơ hồ và không có thật. Giáo dục và đào tạo không vì con người, không hướng về con người để xây dựng một xã hội tiến bộ bền vững mà đặt nặng vào lý thuyết chính trị Mác-Lê để có những con người rập khuôn, thiếu năng lực nhưng tuyệt đối trung thành với chế độ. Vì thế người đi học không còn cảm thấy hứng thú trong sự ganh đua, miễn sao qua khỏi cửa ải thi cử là xong.

Chủ trương “học thật, thi thật, nhân tài thật” của Thủ Tướng Phạm Minh Chính cuối cùng cũng chỉ là ước mơ xa vời, còn khó hơn đường lên cung trăng.

Thanh niên 15-24 tuổi thất nghiệp nhiều nhất, theo một báo cáo của Tổng Cục Thống Kê năm 2019 do báo Tuổi Trẻ đăng lại. Ảnh: Báo Giao Thông Vận Tải

Giật mình con số 42% người thất nghiệp là thanh niên

Trước hết, con số 42% thanh niên trong lứa tuổi từ 15 đến 25 thất nghiệp cho thấy một điều mâu thuẫn đáng lo ngại. Thật sự đó là độ tuổi chưa phải bươn chải lao động kiếm sống theo nghĩa bình thường mà là lứa tuổi phải được đến trường học tập, rèn luyện trước về kiến thức tổng quát cũng như chuyên môn. Thế mà thế hệ thanh niên ấy phải sớm rời ghế nhà trường bước vào môi trường lao động để kiếm sống. Nó cũng cho thấy một cách rõ ràng sự thất bại và bế tắc của nền giáo dục chân chính là xây dựng một thế hệ tương lai đủ sức gánh vác trách nhiệm kiến tạo đất nước.

chinh sach thanh tich trong giao duc

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng: Học sinh Việt Nam bị biến thành những con robot đi học

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng cùng nhìn lại một số sự kiện tạo quan tâm trong nước cũng như trên thế giới trong tuần qua:

– Tình hình Miến Điện;
– Phiên tòa phúc thẩm Đồng Tâm;
– Bài viết “Có nên bắn hết những tác giả đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông?”
– Lá thư của một học sinh cấp 3: “Cháu bắt đầu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe đến chữ HỌC.”

Bộ Trưởng Giáo Dục Phùng Xuân Nhạ tới tham dự Lễ khai giảng năm học 2019 - 2020 tại Trường THPT Sơn Tây, Hà Nội. Ảnh: Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Mất dạy

Câu chuyện cậu học sinh tát cô giáo dù đã xảy ra hơn nửa năm nay, nhưng khi lan truyền trên mạng, nó lại có một tác động rất lớn trong xã hội. Nghe nói cháu học sinh đã bị kỷ luật và đã bỏ học luôn rồi.

Nhiều ý kiến cho rằng cháu học sinh đó là mất dạy. Đúng vậy. Nhưng tại sao một học sinh sống dưới mái ấm gia đình, được dạy dỗ dưới mái trường XHCN, mà lại là một kẻ mất dạy? Nếu chỉ kết tội cháu đó là mất dạy thì có thỏa đáng hay không? Có cần phải xem, tại sao mà một cháu bé được hưởng mọi sự dạy dỗ lại trở thành mất dạy? Hay là nền giáo dục của chúng ta đã trở nên mất dạy?

Dạy thêm – Cấm và không thể cấm

Dạy thêm không còn chỉ là “vấn đề,” mà phải gọi đúng tên: Quốc nạn! Những di hại mà nó để lại trong thân thể, tâm hồn và trí tuệ của thế hệ trẻ là không gì đo đếm nổi. Đã đến lúc không thể khoan nhượng với thứ “tội ác được cấp phép” này nữa.

Cải cách giáo dục hay cải cách tư tưởng

Những kỹ năng mềm thiết yếu như làm việc nhóm, tư duy độc lập, quản lý thời gian và giao tiếp thì luôn là điểm yếu của học sinh, sinh viên Việt Nam. Bởi trên lớp, họ không hề được luyện tập những điều đó, khi giáo viên là trung tâm của lớp học với tình trạng thầy nói trò chép. Kết quả, nhiều sinh viên ra trường mà cũng không thể tự viết nổi đơn xin việc.