nền kinh tế Việt Nam

Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong ba năm 2010, 2015 và 2022 có sự sụt giảm mạnh, tỷ trọng này tương ứng là 45,9%; 29,5% và 25,6%. Ảnh: The Saigon Times

Nghịch lý Leontief và nền kinh tế Việt Nam

Nhóm ngành công nghiệp hầu như có chỉ số lan tỏa đến giá trị tăng thêm thấp và lan tỏa đến nhập khẩu cao hơn các ngành khác trong nền kinh tế. Nền công nghiệp Việt Nam thực chất là nền công nghiệp gia công lắp ráp phụ thuộc vào FDI rất lớn, hàm lượng giá trị tăng thêm rất thấp và hàm lượng giá trị tăng thêm mà phía Việt Nam nhận được còn thấp hơn nhiều, nhưng lại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất.

Cạn kiệt tiền mặt, Hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam (Vietnam Airlines) xin hỗ trợ 12.000 tỷ đồng. (Ảnh minh họa)

Quân hồi bông phèng

Thành tựu kinh tế là lý do chính danh khả dĩ duy nhất để nhà cầm quyền CSVN bảo vệ chế độ toàn trị sắt máu của họ. Nhìn bề ngoài sẽ khó thấy hết được những vết lở loét, bất công xã hội trầm trọng phía dưới lớp son phấn phù hoa của quá trình đô thị hóa nhanh chóng như Hà Nội, TP.HCM. Nhưng khi có biến cố bất ngờ, tác động đủ lớn đến các cơ cấu nền tảng thì hệ thống vốn đã bị mục ruỗng, một xã hội tràn lan tha hóa, nhũng lạm, đục khoét của công như Việt Nam, thì “tổ kiến nhỏ sụp toang đê vỡ” sẽ diễn ra ở thời điểm rất bất ngờ và nhanh chóng, chỉ sau một vài đổ vỡ tưởng chừng “cục bộ, nhỏ lẻ.”

Quang cảnh một khu vực bị phong tỏa. Ảnh: Báo Công Luận

CSVN thấm đòn đợt Covid-19 lần thứ tư

Đợt dịch lần thứ 4 diễn biến phức tạp, lây nhiễm nhanh hơn và nguy hiểm hơn nhiều so với các đợt dịch trước đó. Điều nghiêm trọng là ổ dịch được phát hiện ngay trong các khu chế xuất công nghiệp lớn và các bệnh viện trung ương, đã nhanh chóng làm ảnh hưởng lên các khu công nghiệp và gây khủng hoảng hệ thống y tế công vốn luôn trong tình trạng quá tải của Việt Nam.

Những con số thống kê đẹp của khối doanh nghiệp vốn nước ngoài (FDI) không đơn thuần có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị đối với nhà cầm quyền.

Tiêm vaccine COVID-19 cho cán bộ y tế ở Quảng Ninh. Ảnh: Thế Thiêm

Đốt tiền cúng ma

Nếu giải ngân hết hai gói “cứu trợ dân nghèo” và “hỗ trợ doanh nghiệp” cũng đủ dư tiền mua 100 triệu liều vaccine cho dân Việt chủng ngừa miễn phí. Chỉ cần 70% số dân được trích ngừa vaccine cũng đủ để tạo ra “miễn dịch cộng đồng” và có thể giải quyết căn cơ rủi ro dịch bệnh, đảm bảo được các hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Đó có thể được coi là biện pháp “hỗ trợ” tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp và xã hội. Vậy tại sao giờ đây, CSVN ra sức hô hào quyên góp và “xã hội hóa” việc mua vaccine Covid-19? Việc này, rõ ràng có gì đó “sai sai!”

Thủ Tướng Phúc khoe rằng trong năm 2020, Việt Nam không chỉ chống dịch giỏi mà làm kinh tế cũng giỏi trong khi giới tiểu thương khốn đốn vì đại dịch. Ảnh: Internet

GDP tăng trưởng có giúp gì cho giới tiểu thương Việt Nam đang khốn đốn?

Con số tăng trưởng dương GDP của Việt Nam năm 2020 mà ông Nguyễn Xuân Phúc vui mừng, trong thực tế nó chỉ là con số ảo – dựa trên sức đóng góp của đầu tư ngoại quốc, còn giới tiểu thương hay khu vực doanh nghiệp nội địa thì phải nói là đang vô cùng khốn đốn và thoi thóp chờ gói cứu trợ từ nhà nước nhưng chỉ thấy trên tivi mà thôi.

Ảnh minh họa cho bài viết "Tăng trưởng GDP dựa vào FDI có 'bào mòn' nguồn lực quốc gia?" đăng trên tờ Doanh Nghiệp Hội Nhập, 09/04/2019.

Thói dối trá hay chứng tự kỷ của người cộng sản?

Có thể nói, theo một cách thức không thể hình dung nổi theo logic thông thường, cơn dịch bệnh đã đem lại cho Việt Nam cơ hội để vươn lên trên bảng tổng sắp về tăng trưởng GDP và hưởng lợi từ sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng. Tuy vậy, nó không thực sự đánh giá được đầy đủ sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam mà nó chỉ cho thấy một chiều hướng phi logic đã xảy ra trong thế giới có quá nhiều biến số bất định.

Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc trong hội nghị chính phủ với các địa phương diễn ra hôm 28/12/2020. Ảnh: Báo Mới

Nghĩ về sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Trong nhiều năm qua nền kinh tế Việt Nam tuy có phát triển và GDP có gia tăng hàng năm, nhưng nếu nhìn kỹ vào các con số thống kê người ta mới thấy rõ rằng sở dĩ Việt Nam có được tăng trưởng là nhờ vào 75% hàng xuất nhập khẩu của các công ty vốn nước ngoài, điển hình như Công ty Samsung chiếm 1/4 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Và nếu năm 2021 hay 2022 Việt Nam có thực sự vượt qua Thái hay Phi cũng chính là nhờ vào hoạt động kinh doanh của các công ty FDI.

Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước CSVN Nguyễn Thị Hồng phát biểu khai mạc Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021 hôm 26/12/2020. Ảnh: Zingnews

Những “thiên tài AQ” của đảng CSVN và “bên kia bờ ảo vọng”

Quay trở lại phát biểu chỉ đạo của đám quan chức Ngân Hàng Nhà Nước mà đại diện là bà [Thống Đốc] Hồng cho thấy là việc hạ hay áp đặt “trần” lãi suất cho vay trong bối cảnh hiện nay là phi thực tế và là một “nhiệm vụ bất khả thi” đối với các ngân hàng thương mại. Vì mức lãi huy động vốn đã ở mức thấp nhất trong 15 năm qua và dư địa để hạ lãi suất cho vay là gần như không còn… Việc nới lỏng các qui định cho vay cũng là điều xa vời, đừng nói việc hạ thêm lãi suất cho vay.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì “doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), chiếm 98% số doanh nghiệp cả nước, thực sự không còn gì, họ chỉ ăn được mẩu vụn của thị trường, chứ không phải chiếc bánh thị trường chia thành miếng." Ảnh: Internet

Sụp đổ

Với con số thất nghiệp có thể lên tới 17 triệu người, số doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) phá sản có thể lên tới 85% và nguồn bảo hiểm xã hội bị “rỗng ruột” từ lâu… không quá khó để hình dung ra một viễn cảnh tồi tệ trong tương lai gần. Sự sụp đổ của kinh tế sẽ khởi đầu cho một thời kỳ hỗn loạn, dân sinh khốn cùng.