Những “thiên tài AQ” của đảng CSVN và “bên kia bờ ảo vọng”

Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước CSVN Nguyễn Thị Hồng phát biểu khai mạc Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021 hôm 26/12/2020. Ảnh: Zingnews
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam có nữ thống đốc đầu tiên của cơ quan quyền lực này là bà Nguyễn Thị Hồng. Bà Hồng sinh năm 1968, năm nay 52 tuổi, có học vị thạc sĩ kinh tế, bắt đầu sự nghiệp ở Ngân Hàng Nhà Nước vào năm 1991, với vị trí chuyên viên vụ Quản Lý Ngoại Hối – một cơ quan rất quan trọng và béo bở vào thời điểm bắt đầu thời kỳ Mở Cửa.

Chỉ 2 năm sau, khi mới 25 tuổi, bà Hồng đã là phó trưởng Phòng Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế. Năm 28 tuổi, bà là trưởng phòng, giữ một trong những vị trí “thơm” nhất của hệ thống quyền lực và tiền bạc. Tới tháng Giêng, năm 2012, bà Hồng là vụ trưởng Vụ Chính Sách Tiền Tệ. Bà được ông thủ tướng hào hoa Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm làm phó thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước năm 44 tuổi, cùng với 5 phó thống đốc khác trong cơ quan trọng yếu của chế độ, nắm giữ nguồn tiền bạc quốc gia. Tới thời ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Hồng vẫn giữ ghế đó và giờ thì thăng lên tới vị trí cao nhất.

Bà Hồng đẹp lại ăn nói nhẹ nhàng, khôn khéo khiến cho nhiều người đàn ông điên đảo. Quan lộ của bà có thể nói là thênh thang hiếm có, giống như “người đẹp” Nguyễn Thị Kim Ngân năm xưa. Chẳng rõ, chuyên ngành sở học của bà như thế nào, nhưng rõ ràng thì trong đám quan chức cộng sản vốn hiếm khi có bộ mặt nào sáng láng thì một “đóa hoa” biết nói như bà Hồng, kể cũng là một vật trang sức đáng giá cho cái đám “thượng lưu tôn quí” Đỏ. Tuy vậy, vì vị trí bà nắm giữ quá mức quan trọng, có thể định đoạt sức khỏe nền kinh tế, ảnh hưởng tới dân sinh muôn vạn người, nên ngoài cái vẻ xuân tình đã ở độ xế chiều, thì người ta mong đợi bà có những chính sách kinh tế đúng đắn, chứ không phải những “ngón nghề” chốn quan trường nhày nhụa Tình- Tiền, mưu hèn kế bẩn, thủ đoạn sát phạt bấy lâu nay.

Hôm trước, thấy bà phát biểu chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm lãi suất để khối doanh nghiệp tư nhân có thể tiếp cận nguồn vốn vay giá rẻ trong bối cảnh nền kinh tế đang chứng kiến hơn 90.000 doanh nghiệp đóng cửa và giải thể (con số thực tế có thể cao hơn rất nhiều) trong năm 2020. Xét ra, thì bà Hồng chỉ nhắc lại lời của ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc trước đó, chứ nội dung không có gì mới. Kiểu động viên tâm lý, hô hào khẩu hiệu suông mà không có khả năng, căn cứ thực tiễn để thực thi, thì dân nghe nhiều rồi. Cũng giống như câu chuyện thịt lợn mà chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc vật vã suốt cả năm không sao “bình ổn” nổi. Cứ mỗi khi ông Phúc đăng đàn “chỉ đạo,” thì giá thịt l..ợn cứ lồng lộn tăng cao, như một trò diễu cợt uy danh ngài thủ tướng.

Ngân hàng thương mại cũng giống đám doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn ở Việt Nam. Trong một nền kinh tế tư bản hoang dã còn đậm đặc tính đặc quyền, đặc lợi, độc quyền mại bản, thì giới ngân hàng, các công ty xuất nhập khẩu, các tập đoàn nhà nước của quan chức và tư bản Đỏ tha hồ thao túng. Mục tiêu tối thượng của đám doanh nghiệp này là lợi nhuận chứ không phải là công ích hay lấy sự phát triển bền vững của cộng đồng làm tôn chỉ.

Các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, thực sự còn tệ hơn những tiệm cầm đồ của đám xã hội đen “cô hồn, các đảng” mà trong nền kinh tế có cái đuôi XHCN, thì đó là những con cá mập khát máu nhất. Đó cũng là lĩnh vực mà mức độ tranh đoạt lợi ích giữa các phe nhóm chính trị khốc liệt nhất. Kết cục bi thảm những “đại gia” một thủa “một tay che trời” như Trầm Bê, Trần Bắc Hà, Trần Phương Bình, Hà Văn Thắm, Nguyễn Đức Kiên… là những “ví dụ trực quan” tiêu biểu.

Đã có rất nhiều phát biểu “đao to, búa lớn” của đám quan chức cộng sản khi nói về các gói hỗ trợ doanh nghiệp như “gói cứu trợ” 64.000 tỷ, 16.000 tỷ đồng… nhưng không một doanh nghiệp tư nhân nào có thể chạm tay vào, dù chỉ một xu. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, có thể hơn 50% trong số 700.000 doanh nghiệp tư nhân nội địa đã rơi vào trạng thái chết lâm sàng và “cần máy trợ thở” khẩn cấp. Trong khi Hà Nội vẫn huênh hoang, khuếch khoác về cái con số tăng trưởng GDP cao nhất trong khu vực, thì lực lượng doanh nghiệp nội địa – vốn là khối kinh tế mang lại nhiều công ăn việc làm nhất – đã suy kiệt và “mỏng” đi từng ngày.

Những con số tăng trưởng và xuất cảng thực chất hoàn toàn thuộc về khối doanh nghiệp FDI và nó “chỉ đẹp trên giấy.” Đối mặt với những án phạt sắp tới của Hoa Kỳ vì lý do “thao túng tiền tệ,” rất có thể, những con số “chỉ đẹp trên giấy” này sẽ nhanh chóng biến mất nếu Hà Nội không có những điều chỉnh cán cân thương mại tức thời trong thời gian 6 tháng tới đây, cũng như minh bạch hơn hệ thống tài chính ngân hàng.

Quay trở lại phát biểu chỉ đạo của đám quan chức Ngân Hàng Nhà Nước mà đại diện là bà Hồng cho thấy là việc hạ hay áp đặt “trần” lãi suất cho vay trong bối cảnh hiện nay là phi thực tế và là một “nhiệm vụ bất khả thi” đối với các ngân hàng thương mại. Vì mức lãi huy động vốn đã ở mức thấp nhất trong 15 năm qua và dư địa để hạ lãi suất cho vay là gần như không còn.

Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thời gian qua đã cắt giảm mạnh qui mô, số lượng các chi nhánh, văn phòng giao dịch, đội ngũ nhân viên trên diện rộng để giảm chi phí. Việc nới lỏng các qui định cho vay cũng là điều xa vời, đừng nói việc hạ thêm lãi suất cho vay. Và như vậy, tuyệt đại đa số doanh nghiệp tư nhân sẽ chắc chắn “một đi không trở lại” cho tới khi nền kinh tế trở về “trạng thái bình thường mới,” trong khi khối ngân hàng thương mại ngồi ôm chặt “núi tiền” và tài sản cầm cố, nhìn đám doanh nghiệp xếp lớp, chờ… chôn.

Chính sách “bơm tiền,” “Đốt tiền thổi… GDP” và kéo tỷ giá theo hướng có lợi cho xuất khẩu bị hạn chế và “soi” nhiều hơn trong thời gian tới, khi mà cái mác “thao túng tiền tệ” đã chính thức được dán lên trán giới chức Việt Nam thì chính sách tài khóa được coi là khả dĩ cứu cánh. Tuy vậy, điều này đang trở nên “bất khả thi” hơn bao giờ hết. Ngân sách năm 2020 hụt thu tới 190.000 tỷ đồng và tăng thuế không còn là giải pháp dễ dàng. Việc “bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng” mấy chục năm qua quá sức lạm dụng và thuế má đã quá mức tàn bạo so với thu nhập thực sự của người dân.

Dù đã được ông Nguyễn Xuân Phúc “cộng khống” tới 400 USD vào mức thu nhập bình quân tính theo GDP thì với mức 3.000 USD/đầu người đầy châm biếm này cũng chỉ ở mức trung bình thấp trong khi chi phí sinh hoạt ở các thành phố lớn như thành Hồ và Hà Nội là rất đắt đỏ.

Đợt điều chỉnh mức thuế GTGT lên tới 10% đánh vào giới cần lao hơn 420.000 lái xe công nghệ vừa qua của Tổng Cục Thuế đã gây ra sự bất bình phẫn nộ trong xã hội. Dân sinh đã ở mức cùng kiệt. Đại đa số người dân lao động đã và đang chịu đựng một cuộc “Sống mòn” thê thảm. Khi không còn cái… lông nào để vặt, việc tăng thuế sẽ khiến cho lòng dân căm phẫn, không chừng sẽ thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng vô sản mới. Ai mà biết được, điều đó có thể xảy ra cũng giống như những gì đã xảy ra ở Rumani 30 năm trước.

Dịch bệnh khiến hàng chục triệu lao động nhập cư ở các đô thị lớn như thành Hồ, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ… thất nghiệp trong khi nông thôn không còn là chốn có thể mưu sinh, nương náu, khi “tất cả các dòng sông đều… chết” vì ô nhiễm và khô hạn. Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa gạo, tôm cá bao đời nay nuôi sống quốc gia này đang trên bờ vực hủy diệt. Diễn thế sinh thái dưới tác động của những đập thủy điện khổng lồ của Trung Quốc trên thượng nguồn Mekong sẽ đẩy 17 triệu người miền Nam sống ở lưu vực của dòng sông này vào cảnh khốn cùng chỉ trong vòng chưa đầy một thập kỷ tới.

Trong khi đó, chính sách “thu cùng, diệt tận” của các cơ quan thuế CSVN khiến cho khối doanh nghiệp Việt không những không thể lớn nổi mà sẽ rơi vào cảnh “sống không bằng chết.” Nghị Định 126 của Tổng Cục Thuế vừa qua là một trong những qui định đang dồn doanh nghiệp vào “bước đường cùng” như thế.

Không có bất cứ một giải pháp “an bang, tế thế” căn cơ nào được đưa ra, và cũng không có một nỗ lực hay nguồn lực nào thực sự đáng kể để có thể cứu vãn được thế cuộc bi thảm đang bày ra trước mắt. Nhưng đám viên chức “thiên tài AQ” của đảng CSVN vẫn “ăn tục, nói phét,” chỉ đạo vung thiên địa. Thậm chí, một viên tiến sĩ được coi là “think tank” của chế độ còn phát biểu “Mức tăng trưởng mục tiêu cho năm 2021 hiện nay là hơi thấp, chính phủ cần nâng mục tiêu lên đủ cao, có thể là 8-9% để các nhà lãnh đạo có động lực hơn, có trách nhiệm hơn.”

Có lẽ, ông Nguyễn Đình Cung đang “tấu hài” cho vui, chứ với trí tuệ, kiến thức không đến mức tệ và là người theo dõi khá sát sao những thay đổi của nền kinh tế, ông ta chắc hẳn hiểu rằng mục tiêu trở thành nước phát triển tới năm 2045 chẳng qua là lời cuồng ngôn, một “giấc mơ giữa ban trưa” của đám lãnh đạo cộng sản, và cái “thiên đường xã nghĩa” mãi mãi chỉ là… ở “bên kia bờ ảo vọng” mà thôi.

Tân Phong

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.