Nền kinh tế “3 chân, còn 1” và khả năng trở thành “kỳ tích Châu Á”

Phố Hàng Mã, tháng trước (tháng 9/2020). Ảnh: The New York Times/Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trên tờ The New York Times ngày 13 tháng Mười vừa qua có đăng tải bài viết về nền kinh tế đất nước hình chữ S của tác giả Ruchir Sharma với tiêu đề “Việt Nam có phải là Kỳ tích châu Á tiếp theo?” Bài viết ghi nhận thành tựu nổi bật về phòng chống dịch bệnh Covid-19 với tỷ lệ tử vong thấp nhất thế giới và kiềm soát lây nhiễm thành công bằng các biện pháp tuyên truyền, nhắn tin đại chúng, truyền thông bằng nhiều phương thức đa dạng và giãn cách xã hội của nhà cầm quyền Việt Nam.

Theo ông Ruchir Sharma, điều ấn tượng hơn nữa là trong khi nhiều quốc gia đang phải chịu những suy giảm kinh tế to lớn và phải chạy đến Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) để xin giải cứu tài chính, thì Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ 3%. Không những thế, Việt Nam lại được thúc đẩy bởi thặng dư thương mại kỷ lục, bất chấp sự sụp đổ trong thương mại toàn cầu. Điều này cho thấy khoảnh khắc đột phá này lâu lắm rồi Việt Nam mới có được và liệu rằng quốc gia này có thể trở thành một “kỳ tích Châu Á” giống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay Trung Quốc ở thời điểm sau thế chiến thứ 2 hay không?

Ruchir Sharma cũng đưa ra một số đánh giá về mức độ tăng xuất khẩu và tăng đầu tư nước ngoài ở mức cao của Việt Nam trong 5 năm qua và cho rằng đây là một kết quả “tốt bất thường” của các nhà quản trị độc tài Việt Nam.

Cụ thể là Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần 20% trong ba thập kỷ. Ngay cả khi thương mại toàn cầu sụt giảm trong những năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 16%/năm, cho đến nay là tốc độ nhanh nhất trên thế giới. Đồng thời, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trung bình hơn 6% của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở Việt Nam, tỷ lệ cao nhất so với bất kỳ quốc gia mới nổi nào. Tác giả đánh giá là Hà Nội đã không mắc sai lầm chính sách nghiêm trọng thường làm chậm phát triển kinh tế và có các chính sách kinh tế mở cửa, hợp lý. Tuy vậy, tác giả cũng lo ngại rằng “mối đe dọa tới sự phát triển không ngừng của nền kinh tế” có thể là do những “ý tưởng bất chợt và ám ảnh về chính sách” của thể chế độc tài.

Trong khuôn khổ của một bài viết này, người viết đưa ra lý giải yếu tố quyết định mức tăng trưởng 2,12% trong 9 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam. Đồng thời, đưa ra đánh giá về bài viết của tác giả Ruchir Sharman trên tờ The New York Times ngày 13 tháng Mười và nhận định về khả năng Việt Nam có trở thành một “kỳ tích Châu á” tiếp theo hay không?

Phần 1: Đằng sau con số tăng trưởng 2,12% của Việt Nam

Sức khỏe kinh tế Việt Nam dựa trên nền tảng của ba khối kinh tế: Khối doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp vốn FDI và khối dân doanh. Có cách phân chia khác là gộp khối kinh tế dân doanh với doanh nghiệp FDI gọi chung là khối kinh tế tư nhân để phân biệt với khối kinh tế nhà nước. Tuy vậy, cách phân chia này dễ gây nhầm lẫn tai hại khi “đánh đồng” khối doanh nghiệp nội địa “Made in Vietnam” và khối doanh nghiệp vốn FDI. Do đó, “quên đi” những yếu kém chết người và khoảng cách ngày một lớn giữa khối doanh nghiệp tư nhân nội địa và doanh nghiệp nước ngoài.

Theo con số thống kê của Bộ Công Thương, trong 9 tháng vừa qua, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 388,3 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019. Hết quý 3/2020, cả nước đã có 30 mặt hàng xuất khẩu vượt 1 tỷ USD, chiếm 91,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thặng dư thương mại của 9 tháng đầu năm hơn 12 tỷ Mỹ Kim là mức thặng dư chưa từng có.

Các mặt hàng có đóng góp lớn vào mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt 32,2 tỷ USD (tăng 25,9%); gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 8,5 tỷ (tăng 12,4%); máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng ước đạt 18,2 tỷ USD (tăng 39,8%)… Các kết quả này đều có sự hiện diện và chi phối của các doanh nghiệp FDI.

Riêng trong lĩnh vực công nghệ cao, xuất khẩu của nhóm FDI chiếm chi phối tuyệt đối. Khối doanh nghiệp FDI vẫn luôn đóng vai trò chủ đạo khi chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu trong nhiều năm qua. Nếu tính riêng thặng dư thương mại trong khối doanh nghiệp FDI thì ở cùng kỳ năm 2019, con số này là 25,4 tỷ Mỹ Kim.

Việc thặng dư thương mại đột ngột tăng cao, một phần do tác động của hiệp định EVFTA đã có hiệu lực từ tháng Tám và ngay lập tức kéo đà tăng xuất khẩu vào thị trường này 4,65% so với tháng Bảy. Tiếp đến tháng Chín, kim ngạch xuất khẩu vào EU duy trì đà tăng mạnh 14,4% so với cùng kỳ. Xuất khẩu gạo, thủy sản vào thị trường Trung Quốc tăng vì nhu cầu lương thực ở đại lục do bão lụt kéo dài. Đặc biệt, xuất khẩu vào thị trường Mỹ đạt kim ngạch kỷ lục 54,73 tỷ Mỹ Kim, tăng 22,6% so với cùng kỳ khiến thặng dư thương mại tăng đột biến.

Con số thặng dư thương mại này chưa thể phản ánh được sức khỏe nền kinh tế nói chung. Nó chỉ cho thấy rõ hơn vai trò chi phối ngày một lớn của khối doanh nghiệp FDI đối với một nền kinh tế phụ thuộc vào xuất cảng như Việt Nam. Và kết quả thặng dư thương mại vừa qua, vai trò quyết định thuộc về các doanh nghiệp vốn FDI, chứ không phải do các chính sách “hỗ trợ doanh nghiệp” …trên tivi của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Điều duy nhất có thể ghi nhận, là việc kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh của nhà cầm quyền CSVN góp phần ổn định môi trường sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp FDI trong thời gian qua.

Tác động của cúm Tàu tới các khối kinh tế của Việt Nam

Tác động của dịch cúm Tàu đối với các khối doanh nghiệp ở Việt Nam là rất khác nhau. Khoảng cách và sự phân hóa giữa những các khối doanh nghiệp này vốn đã lớn. Nay sau cú sốc “cúm Tàu,” khoảng cách phân hóa đã mở rộng cả một vực thẳm. Sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nội địa, dân doanh so với các tập đoàn, công ty vốn FDI càng suy yếu thêm.

9 tháng đầu năm 2020, khối doanh nghiệp FDI cũng gặp không ít khó khăn. Tuy vậy, là những tập đoàn có tiềm lực kinh tế vững mạnh, lợi thế về qui mô, công nghệ, thị trường, quản trị… cho phép họ chịu đựng được những cú sốc lớn. Các hợp đồng và đơn hàng sản xuất thường có kế hoạch ổn định. Một số ngành hàng như may mặc, da giày bị tác động lớn vì Cầu thị trường suy giảm, đơn hàng không có và nguồn cung không ổn định nên không ít các doanh nghiệp phải cắt giảm nhân công, giảm lương, giảm giờ làm… Dù vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn trụ được cho tới thời điểm hiện nay. Tác động tiêu cực của dịch bệnh tới khối doanh nghiệp FDI là rất lớn. Song, về cơ bản, nhờ “nội lực” vững vàng, họ vẫn duy trì được sản xuất kinh doanh và đóng vai trò trụ đỡ quan trọng nhất, là động lực xuất khẩu lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam.

Trong khi đó, tác động của dịch bệnh cúm Tàu thực sự là một cuộc thảm sát đối với khối kinh tế dân doanh và cả không ít doanh nghiệp nhà nước (những tập đoàn và tổng công ty có sự hỗ trợ rất lớn và hưởng nhiều chính sách đặc quyền và nhà nước). Theo thống kê của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam (GSO), trong 9 tháng qua, mỗi tháng gần 6.000 doanh nghiệp phá sản và làm thủ tục tạm dừng kinh doanh. Những ngành nghề dịch vụ như du lịch, khách sạn, nhà hàng, buôn bán lẻ, cho đến xây dựng, bất động sản, thủy điện, sản xuất lắp ráp ô tô… đều rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng và một số rất lớn doanh nghiệp đã “một đi không trở lại.” Riêng ở TP.HCM, 27.000 doanh nghiệp đã phá sản và ngừng hoạt động.

Khối kinh tế dân doanh tuy chỉ đóng góp 9,1% GDP trong nền kinh tế chính thức nhưng lại là khối kinh tế có vai trò rất lớn đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm. Trong số liệu thống kê GDP năm 2019, chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có những “thao tác kỹ thuật” khi điều chỉnh tăng thêm con số tăng trưởng GDP bằng việc cộng thêm “nền kinh tế ngầm” phi chính thức nhằm làm đẹp thêm bản “thành tích kinh tế vĩ mô.” Chưa xét tới mức độ chính xác của những con số, xong chắc chắn vai trò của khối kinh tế dân doanh trong nền kinh tế ngầm là rất đáng kể. Để có được những đóng góp đó, khối dân doanh đã phải “lê lết” từ vũng bùn, vượt qua muôn vàn khó nhọc suốt một chặng đường dài hơn 30 năm kể từ mốc dấu 1986 – khi nhà cầm quyền Hà Nội bắt buộc phải từ bỏ kinh tế chỉ huy và “cởi trói” một phần cho kinh tế tư nhân và cho phép đầu tư nước ngoài.

Không tính tới 2% trong số hơn 500 ngàn doanh nghiệp tư nhân nội địa là “sân sau” của giới chức cộng sản, tuyệt đại đa số các doanh nhân “made in Việt Nam” chưa bao giờ được nhận bất cứ ưu đãi hay hỗ trợ gì từ nhà nước. Họ được “cởi trói” và cho yên ổn làm ăn đã là may mắn lắm rồi! Không ít trong số họ sau khi trở thành tỷ phú, chẳng phải đã bị đảng tống vào tù hoặc đem ra bắn bỏ như Trịnh Vĩnh Bình hay Tăng Minh Phụng đó sao?

Ngay cả trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua, mặc dù những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên văn bản và trên tivi của nhà cầm quyền nghe thì rất “nhân văn tốt đẹp,” kỳ thực chỉ là cái bánh vẽ và trò hề không hơn. Và hệ quả tất yếu, sau đợt dịch bệnh “cúm Tàu” này, hơn 70% trong số hơn 500 ngàn doanh nghiệp tư nhân nội địa và 5,5 triệu hộ kinh doanh cá thể sẽ phải học hát bài “thôi từ đây ta làm lại từ đầu.” Vậy, sẽ mất bao nhiêu lâu, khối kinh tế này mới có thể hồi phục?

Khách quan và có phần khắc nghiệt mà nói, hơn 90% trong số khoảng 500 ngàn doanh nghiệp tư nhân “Made in VietNam” là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Qui mô, năng lực tài chính, công nghệ, quản trị, thị trường… tất cả đều rất hạn chế. Những “doanh nhân Việt” hầu hết đều “jump in business” với kinh nghiệm và tri thức sơ sài trong một bối cảnh toàn cầu hóa đòi hỏi sự chuyên nghiệp và chuyên môn hóa cao độ. Chưa kể, rất nhiều người chỉ thích “ăn xổi ở thì,” chụp giựt, cánh hẩu với giới chức CS để chạy dự án, ăn tiền ngân sách…

Những câu chuyện thành công của các doanh nhân tỷ phú “Treo đầu dê Việt, bán thịt chó Tàu” nhan nhản ở xứ Đông Lào. Thực lực không đủ, chỉ một cơn giông tố cũng đủ phần lớn các doanh nghiệp nội địa ra khỏi cuộc chơi vĩnh viễn. Đó là chưa kể, tác động hủy diệt của “cúm Tàu” lớn hơn và lâu dài hơn cuộc khủng hoảng tài chính 2008 rất nhiều.

Dù hệ thống thu thuế và bảo hiểm tích cực “đuổi cùng, thu tận,” thì nguồn thu đã giảm mạnh.  Thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 64,5%, giảm 11,5% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp phá sản, dừng hoạt động, nợ thuế tăng cao. Ngay cả những tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng không tránh được tình trạng kết quả kinh doanh “rơi tự do.” Ví dụ như:

“Tổng công ty Hàng Không Việt Nam dự kiến lỗ năm 2020 khoảng 15.000 – 16.000 tỷ đồng, dự kiến đến năm 2024 mới hết lỗ (năm 2019 thu nhập tính thuế là 2.340 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vỏn vẹn 468 tỷ đồng).

Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam 6 tháng đầu năm lỗ hơn 1.000 tỷ đồng, dự kiến quý 3/2020 tiếp tục lỗ hơn 500 tỷ đồng (năm 2019 lỗ 1.595 tỷ đồng, không phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp).

Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam 6 tháng đầu năm lỗ khoảng 220 tỷ đồng (năm 2019 thu nhập chịu thuế là 1.148 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 229 tỷ đồng)”

Như vậy, có thể thấy, nền tảng kinh tế Việt Nam sau cơn dịch bệnh “cúm Tàu” sẽ bị suy yếu nghiêm trọng. Đặc biệt ở khối dân doanh, khu vực kinh tế dễ bị tổn thương này sẽ “cài số lùi” ít nhất một thập kỷ. Việc duy trì đà tăng trưởng 2,12% GDP trong 9 tháng đầu năm 2020 và thặng dư thương mại 12 tỷ dollar vừa qua phần lớn phụ thuộc vào khối doanh nghiệp vốn FDI và tác dụng tích cực từ các hiệp định thương mại.

Với “ba chân” là khối doanh nghiệp nhà nước – doanh nghiệp vốn FDI – doanh nghiệp tư nhân nội địa, nền kinh tế Việt nay một chân “què,” một chân “liệt,” liệu có thể tăng trưởng bao nhiêu phần trăm vào năm 2021? Hay đến lúc đó, ông Nguyễn Xuân Phúc lại cộng thêm vài con số của “nền kinh tế ngầm” vào tăng trưởng GDP? Cũng có thể lắm, vì chẳng ai biết “nền kinh tế ngầm” là bao nhiêu trong cơ cấu “con rắn vuông” GDP của ông Phúc.

Phần tiếp: Khả năng trở thành “kỳ tích Châu Á” của Việt Nam

Tân Phong

XEM THÊM

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.