GDP tăng trưởng có giúp gì cho giới tiểu thương Việt Nam đang khốn đốn?

Thủ Tướng Phúc khoe rằng trong năm 2020, Việt Nam không chỉ chống dịch giỏi mà làm kinh tế cũng giỏi trong khi giới tiểu thương khốn đốn vì đại dịch. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào ngày 27 tháng Mười Hai, 2020, khi công bố số liệu về kinh tế Việt Nam năm 2020, Tổng Cục Thống Kê của nhà nước CSVN cho biết là tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) đạt 2,91%, và theo tính toán của IMF, quy mô kinh tế Việt Nam đã đạt được 340,6 tỷ USD. Xuất nhập khẩu được đánh giá là điểm sáng với tổng kim ngạch ước tính đạt 543,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, còn nhập khẩu 262,4 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm kể từ năm 2016.

Một ngày sau, tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, ông Nguyễn Xuân Phúc khoe rằng trong năm 2020, Việt Nam không chỉ chống dịch giỏi mà làm kinh tế cũng giỏi. Vì thế, trong lúc cao hứng ông Phúc cho rằng nền kinh tế VN trong năm 2021 sẽ vượt qua Malaysia, Phi Luật Tân, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 của ASEAN và đến năm 2025, Việt Nam sẽ nằm trong danh sách Top 20 của nền kinh tế thế giới.

Nếu nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng như những con số thống kê nói trên và tiềm lực của Việt Nam sẽ vượt qua Malaysia, Phi Luật Tân trong năm tới quả là điều đáng mừng. Nhưng câu hỏi đặt ra là tiềm lực đó do ai đóng góp và ai thật sự được hưởng những tăng trưởng này?

Tăng trưởng là nhờ các công ty nước ngoài (FDI)

Con số 340,6 tỷ USD tổng sản lượng GDP năm 2020 của VN là một con số ấn tượng trong thời đại dịch Covid-19. Tuy nhiên trong con số này có đến gần 75% (255,5 tỷ USD) là đóng góp của các doanh nghiệp FDI từ các đại công ty Samsung, Apple, Huawei, Formosa… Tức là từ sức người, trong khi các doanh nghiệp nội địa VN vẫn là èo uột và dở sống dở chết. Bởi vì vốn liếng và công nghệ cùng khả năng cạnh tranh, học hỏi, nhất là liên kết sản xuất, tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp nội địa… chỉ đủ sức làm thuê.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh thuộc Học Viện Tài Chính cho rằng, GDP chưa phản ánh chính xác sức mạnh của nền kinh tế. Tăng trưởng GDP của Việt Nam phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI là điều đáng báo động.

Theo ông Thịnh thì các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam với mục đích thu lợi nhuận và chủ yếu tập trung vào sản xuất hàng hóa tiêu thụ nội địa, làm hàng xuất khẩu và lắp ráp, gia công hàng hóa xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hoá thấp, giá trị tạo ra tại Việt Nam không cao. Vì bản chất đầu tư như vậy nên các công ty FDI không giúp gì cho nền công nghiệp Việt Nam phát triển, và nhất là không muốn tạo mối liên kết với doanh nghiệp Việt nội địa để cùng tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị…

Điều tai hại nữa là những doanh nghiệp FDI còn tìm mọi cách né tránh thuế như khai báo thua lỗ và xử dụng chiêu trò chuyển giá mà theo thống kê cho biết con số lên đến khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam khiến nhà nước thất thu thuế, dẫn đến thất thu ngân sách quốc gia. 50% doanh nghiệp FDI thua lỗ chỉ đóng góp vào tổng thu ngân sách quốc gia của khối doanh nghiệp FDI từ 9 – 10% hoặc có năm 12%. Đây là một con số đóng góp khá thấp.

Điều này cho thấy thực tế hiện nay dù tổng kim ngạch xuất khẩu của VN có gia tăng, nhưng điều đó không có nghĩa là ngân sách quốc gia gia tăng nguồn thu mà phần lớn tiền chui vào túi của các doanh nghiệp FDI.

Sự èo uột của doanh nghiệp nội địa và sự lao đao của giới tiểu thương

Nền kinh tế VN dựa trên hai nền tảng chính là gia công (lấy sức lao động làm thuê) và tiểu thương (mua đi bán lại, ăn huê hồng). Trong thời đại dịch Covid thì cả hai đều khốn đốn, trong đó khốn đốn nhất là bà con tiểu thương, đặc biệt là ở những thành phố lớn chủ yếu buôn bán cho du khách.

Theo Tổng Cục Thống Kê, tính chung 11 tháng trong năm 2020 cả nước có gần 93.500 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể. Trong đó, có hơn 44.400 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Có 33.600 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hơn 15.400 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Trung bình mỗi tháng có 8.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực có giới hạn và thường tập trung vào lãnh vực kinh doanh dịch vụ, ăn uống, bất động sản, dịch vụ môi giới, dịch vụ logistics, sản xuất nhỏ lẻ, vận tải nhỏ… không cầm cự nổi trong đại dịch Covid-19. Trong khi đó, chính phủ hứa bỏ ra số tiền 16 ngàn tỷ đồng để cho các doanh nghiệp vay mượn khẩn cấp; nhưng cho đến nay, số doanh nghiệp được chấp nhận vay tiền chỉ tính trên đầu ngón tay.

Nhưng, thiệt hại nặng nề nhất chính là giới tiểu thương. Đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng nhiều nhất đến lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Vì thế những thành phần kinh tế dựa vào du lịch và dịch vụ làm trụ cột và động lực tăng trưởng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch này. Không có khách du lịch, người dân hạn chế mua sắm nên tiểu thương tại các chợ rơi vào tình cảnh khó khăn.

Chợ Bến Thành (quận 1, TP.HCM) là biểu tượng du lịch nổi tiếng của thành phố, ngôi chợ 106 năm tuổi này thu hút rất nhiều khách du lịch tham quan, mua sắm. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chợ Bến Thành vắng khách. Theo báo Dân Trí số ra ngày 2 tháng Giêng, 2021 cho biết hiện giờ tại chợ này chỉ có một số tiểu thương và lực lương bảo vệ chợ. 2/3 chợ đã đóng sạp hoặc dán bảng cho thuê. Doanh số bán hàng giảm hơn 70%. Nhiều tiểu thương chấp nhận đi chạy xe ôm, giúp việc để mưu sinh.

Đồng cảnh ngộ như nhiều tiểu thương tại chợ Bến Thành, các tiểu thương tại chợ Tân Định (quận 1), chợ An Đông (quận 5), chợ Tân Bình (quận Tân Bình)… than ngắn thở dài vì cũng không có khách. Theo ông Huỳnh Phương, Phó Trưởng Ban Quản Lý chợ Tân Bình, cho biết chợ Tân Bình có hơn 3.300 sạp hàng, nhưng qua 2 làn sóng dịch Covid-19 đã có gần 1.000 sạp hàng ngưng bán. Tại các khu, gần 1/3 số sạp hàng đã đóng cửa làm kho hoặc treo bảng cho thuê lại khiến khu chợ trở nên đìu hiu vắng lặng.

Không riêng gì giới tiểu thương tại các chợ thuộc TP.HCM, cả năm qua giới tiểu thương tại các chợ truyền thống tại Hà Nội và Đà Nẵng cũng gặp khó khăn không kém. Theo báo Lao Động số ra ngày 26 tháng Tám, 2020, hàng ngàn tiểu thương chợ Đồng Xuân (Hà Nội) lao đao, dở sống dở chết vì khách hàng giảm tới 70-80%. Không chỉ buôn bán trực tiếp bị giảm sút, mà bán hàng qua các mạng như Zalo, Viber, Facebook đều giảm đến 70%.

Chợ Đông Ba thuộc thành phố Huế có bề dày 121 năm xây dựng và phát triển, tạo ra công ăn việc làm cho hàng ngàn bà con tiểu thương thì nay chợ cũng rơi vào cảnh đìu hiu. Gần 80% lô quầy hàng tại chợ đóng băng do không có khách. Trong khi đó, Chợ Hàn (quận Hải Châu – Đà Nẵng) được đánh giá là khu mua sắm sầm uất bậc nhất Đà Nẵng, thì sau hai đợt dịch Covid-19, các gian hàng bán những mặt hàng không thiết yếu phải đóng cửa, những mặt hàng khác cũng trở nên ế ẩm. Mọi thứ ở khu chợ nổi tiếng này chỉ còn lại sự vắng lặng, các tiểu thương rơi vào cảnh khốn khổ vì ế ẩm kéo dài. Nhiều người đóng cửa quầy hàng. Còn những người cố thủ thì vẫn phải duy trì chi phí tiền mặt bằng, tiền thuế, tiền điện, tiền rác…

*

Tóm lại, sau 2 đợt dịch bùng phát cùng với trận bão lụt kinh hoàng vừa xảy ra ở miền Trung trong năm 2020 và nay Việt Nam lại hứng thêm đợt dịch thứ 3 với chủng virus Corona biến thể đang lây lan trên toàn thế giới, chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng trầm trọng đến tình hình sinh sống của bà con tiểu thương nói riêng và của người dân cả nước.

Theo ông Chu Tiến Dũng, hiện là chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp TP.HCM cho biết là với tình hình đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trong năm 2021 thì các nguồn lực của doanh nghiệp trong nước sẽ cạn kiệt. Bà con tiểu thương sẽ không còn có thể cầm cự cuộc sống để chờ phép lạ.

Điều này cho thấy là con số tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 mà ông Nguyễn Xuân Phúc vui mừng, trong thực tế nó chỉ là con số ảo – dựa trên sức đóng góp của đầu tư ngoại quốc, còn giới tiểu thương hay khu vực doanh nghiệp nội địa thì phải nói là đang vô cùng khốn đốn và thoi thóp chờ gói cứu trợ từ nhà nước nhưng chỉ thấy trên tivi mà thôi.

Nguyễn Thanh Văn

Tham khảo:

https://laodong.vn/thoi-su/thu-tuong-viet-nam-lot-top-16-nen-kinh-te-moi-noi-thanh-cong-nhat-the-gioi-865885.ldo

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/tam-quan-trong-cua-khu-vuc-fdi-doi-voi-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-viet-nam-308893.html

https://vietnambiz.vn/gdp-viet-nam-phu-thuoc-nhieu-vao-doanh-nghiep-fdi-20190905070727429.htm

https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/so-doanh-nghiep-pha-san-tang-manh-1313112.html

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/hoat-dong-chuyen-gia-tai-viet-nam-va-nhung-tac-dong-den-nen-kinh-te-302055.html

https://www.sggp.org.vn/van-dong-tieu-thuong-xay-dung-thuong-hieu-den-cho-dong-ba-thi-khong-lo-ve-gia-689428.html

https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/sau-dich-covid-19-tieu-thuong-cac-cho-o-da-nang-gap-kho-khan-780833.vov

https://tuoitre.vn/bat-chap-kho-khan-do-dich-von-do-vao-doanh-nghiep-tphcm-tang-manh-20210109205816943.htm

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.