Nguyễn Phương Hằng

Bà Nguyễn Phương Hằng bị công an áp tải ra trước tòa hôm 21/9/2023. Ảnh: FB Manh Dang

Bà Nguyễn Phương Hằng và quyền bảo vệ hình ảnh

Nếu biết, về phương diện pháp lý, hình ảnh của một người thuộc quyền nhân thân của người đó, được luật pháp minh thị bảo vệ. Thế nên, tuy là bị cáo, bị hại hoặc bất cứ tư cách tố tụng gì khác trong một vụ án hình sự, thì quyền nhân thân của một người vẫn không hề bị suy suyển. Người thừa hành luật pháp vẫn phải bảo vệ nếu đương sự có lời yêu cầu chính thức.

Các đại gia bất động sản Đỗ Anh Dũng - Tân Hoàng Minh (trái) và Trịnh Văn Quyết - FLC. Ảnh chụp từ trang infonet.vietnamnet.vn

“Cái lò ông Trọng” và cuộc chia chác cuối cùng của bầy kền kền Đỏ

Chính trường và xã hội Việt Nam đang trải qua cơn sóng ngầm lớn khi những gia tộc tư bản Đỏ như Quyết – FLC, cha con Đỗ Anh Dũng – Tân Hoàng Minh, CEO Phương Hằng – Đại Nam đồng loạt bị khởi tố, bắt giam. Cùng thời gian, giới chức cấp cao từ cấp ủy viên trung ương, bộ trưởng, tướng lĩnh liên quan tới Việt Á đều sa vòng lao lý. Tai nạn giao thông đáng ngờ (nổ lốp xe) dẫn đến cái chết của Phó Chủ Tịch Thường Trực thành Hồ, Lê Hòa Bình – một yếu nhân của trung ương được điều động vào TP.HCM trước thềm đại hội 13, cuối năm 2020.

Bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt tạm giam bằng một điều luật mơ hồ, điều 331, Bộ Luật Hình Sự 2015, “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ." Ảnh: Báo Người Lao Động

Bắt bà Phương Hằng bằng điều 331, là phổ thông hóa điều luật mơ hồ

Bà Hằng bị bắt, nói trắng ra, là cái kết từ hành động của một người thiếu văn hóa, thừa tiền và thích đám đông tung hô. Nhưng bị bắt với điều 331, về ý nghĩa “lợi dụng quyền tự do dân chủ” của việc khởi tố, nghe chừng không hợp lý vì đó chỉ là trò nông nổi dân sự. Việc áp dụng tội danh này, là một cách sỉ nhục ý nghĩa tự do dân chủ trong đời sống Việt Nam, khu hẹp các giá trị cao cả vào một hành động tầm thường và chính thức phổ cập bắt bớ từ điều luật mơ hồ, phi nhân như điều 331.

Bà Nguyễn Phương Hằng livestream tố cáo nhiều người nổi tiếng phạm tội, nay chính bà bị nhà chức trách truy tố phạm tội. Ảnh chụp Youtube Việt Tân

Vụ bắt bà Nguyễn Phương Hằng: Những điều luật phục vụ thủ đoạn của chính quyền CSVN

Việc bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt là chuyện không khó đoán. Một khi bà Hằng không đủ bằng chứng hoặc bằng chứng không thuyết phục thì bà này chỉ có thể bị truy tố về tội vu khống nằm ở điều 156 Bộ Luật Hình Sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), hoặc nếu có thể thì truy tố thêm tội xúc phạm danh dự người khác thuộc điều 155 BLHS 2015.

Tuy nhiên, chính quyền CSVN lại truy tố bà Hằng ở một điều luật hoàn toàn xa lạ, đó là điều 331 BLHS. Vậy điều 331 Bộ Luật Hình Sự 2015 có nội dung gì?