Bắt bà Phương Hằng bằng điều 331, là phổ thông hóa điều luật mơ hồ

Bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt tạm giam bằng một điều luật mơ hồ, điều 331, Bộ Luật Hình Sự 2015, “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ." Ảnh: Báo Người Lao Động
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam trong ngày 24 tháng Ba, xôn xao chuyện nhân vật Nguyễn Phương Hằng bị cơ quan an ninh bắt giữ về điều 331. Vốn là một người luôn gây rối loạn dư luận về những lời thị phi, nhưng thu hút được đám đông theo dõi kỷ lục, đã có nhiều lời đồn đoán rằng bà Hằng là một nhân vật “không thể chạm đến” trong xã hội hôm nay. Thậm chí, có người còn coi là bà Hằng đang được hệ thống quyền lực kiểm soát xã hội ở Việt Nam lợi dụng để trấn áp các giới nghệ sĩ nhà nước đang giàu có bất thường hoặc hủy diệt những ai khó xử – mà sự kiện Thiền Am, hay còn gọi là Tịnh Thất Bồng Lai là một nạn nhân.

Trên hình ảnh của báo chí Nhà nước, gương mặt của bà Hằng lộ vẻ mệt mỏi và thất thần khi bị đọc lệnh tạm giam. Nhiều người theo dõi sự kiện nói, bà Hằng tạo được lằn ranh tốt khi ca ngợi ông Nguyễn Phú Trọng, chửi bới bọn phản động trong và ngoài nước, nhưng sự cao hứng và thiếu chuyên nghiệp trong việc tận dụng lợi thế, đã đẩy đến chuyện bà gọi tên ông Phan Văn Mãi, chủ tịch thành phố Sài Gòn trong một livestream đầy kích động trước đó.

Bà Hằng không phải là người đủ hiểu biết – những gì thể hiện của bà cho thấy bà hoàn toàn ngây thơ về luật pháp và quyền. Đã có lúc bà tuyên bố mình không thể bị bất kỳ án tù nào ở Việt Nam do có quốc tịch nước ngoài, và còn thách thức chính quyền Việt Nam trục xuất ra khỏi đất nước. Cũng giống như những người bất bình chuyện cá nhân vẫn lên Facebook hay Youtube để la hét, trong một xã hội bình thường, có thể bà Hằng chỉ bị phạt hành chính và cấm dùng các phương tiện mạng xã hội trong một thời gian, nhưng vấn đề ở chỗ, bà Hằng đã hết tác dụng trong việc thông qua bà, để thao túng dư luận và hành động theo các kế hoạch riêng của chính quyền, như răn đe giới nghệ sĩ đang có trò bất minh, ảo tường quyền lực công chúng và tấn công cả một nơi tu hành không chịu về dưới trướng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam – một chi phái đang được nhà nước dùng làm cây gậy để thống nhất các hệ tín ngưỡng theo khuynh hướng Phật gia.

Nhiều nơi trên mạng xã hội, gọi chuyện bà Hằng bị bắt, là vào thế của con cờ đã nhẵn mặt, bị mài mòn và cần được giải quyết một cách có ích vào lần cuối.

Nhà cầm quyền chọn điều 331 để bắt bà Nguyễn Phương Hằng, tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ theo điều 311, và có thể đối mặt với mức án từ 2 đến 7 năm tù,” là một án lệ mà ai cũng rõ là được Bộ Công An viết ra để ruồng bắt và khủng bố một xã hội đang sống với quyền tự do ngôn luận của mình. Nói trắng ra, từ khi ra đời đến nay, điều 331 cũng như 117, chỉ nhắm đến những ai bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền, phản biện các chính sách hay trình bày ôn hòa các cốt lõi, chứng cứ sai lầm của hệ thống Việt Nam. Sự mơ hồ của điều luật này đã từng bị Liên Hợp Quốc chất vấn, đòi Hà Nội phải giải thích rõ ý nghĩa và mục đích của nó.

Mọi kịch bản đều có cùng một hướng. Khởi đầu gây dư luận thù ghét lan rộng về một đối tượng, sau đó bắt giữ hay điều tra, khiến đám đông quan sát thỏa mãn và ca ngợi. Điều đó đã diễn ra với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng ở Việt Nam. Với những người trong Tịnh thất Bồng Lai cũng vậy. “Mượn gió làm sạch,” phương thức quen thuộc vào thời Mao Trạch Đông hướng dẫn Hồng Vệ Binh trong thời kỳ cách mạng văn hóa, là tạo sự căm ghét dẫn đến trừng phạt công khai để lấy được sự hưởng ứng tuyệt đối từ đám đông cạn nghĩ và tạo uy tín cho người nắm quyền. Phương thức này, trong thời kỳ mới của Trung Quốc được cải cách thành gieo rắc tư duy chính nghĩa cực đoan cá nhân, nhất định kẻ xấu phải bị trừng trị ngay và luôn. Những Hồng Vệ Binh năm xưa, hôm nay đang hóa hồn vào những đám đông ngây thơ tin vào các tuyên bố của chính quyền, và rầm rập đòi một cái kết “chính nghĩa.”

Bà Hằng bị bắt, nói trắng ra, là cái kết từ hành động của một người thiếu văn hóa, thừa tiền và thích đám đông tung hô. Nhưng bị bắt với điều 331, về ý nghĩa “lợi dụng quyền tự do dân chủ” của việc khởi tố, nghe chừng không hợp lý vì đó chỉ là trò nông nổi dân sự. Việc áp dụng tội danh này, là một cách sỉ nhục ý nghĩa tự do dân chủ trong đời sống Việt Nam, khu hẹp các giá trị cao cả vào một hành động tầm thường và chính thức phổ cập bắt bớ từ điều luật mơ hồ, phi nhân như điều 331.

Có nhiều người vui mừng khi thấy bà Hằng bị trừng trị – nhưng lại không thấy được chuyện một bà bán hàng rong vì cãi nhau với nhân viên trật tự và bị khép án chống chế độ – mà trong khi người bán hàng đó chỉ biết nói cho thỏa và không biết cách chống một chế độ là như thế nào.

Tương tự như vậy, gương mặt thất thần và mệt mỏi của bà Hằng trên báo chí nhà nước, có lẽ cũng phản ánh tâm trạng của bà khi bàng hoàng, không biết mình đã lợi dụng gì của khái niệm tự do và dân chủ. Trong những gì thuộc về hoạt động dân sự của bà Hằng, có người đặt câu hỏi, vì sao không ngừng ở mức phạt về tội “xúc phạm danh dự, nhân phẩm” người khác, ở Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP? Hay vì bà Hằng nhắc tên ông Mãi, và phạm húy nên phải xử bằng điều 331? Hay phải là điều 331, vì nó cho việc hợp pháp lục soát tư gia, mang đi nhiều thứ làm “chứng cứ” khác?

Và những người đang thích thú ủng hộ, cũng không hình dung rằng một khi 331 được phổ thông hóa trong đời thường, vòng rào của đời sống đang âm thầm thít chặt. Và chính họ, cũng sẽ là một nạn nhân trong tương lai.

Tuấn Khanh

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.