Điều 331 BLHS

Chuyên gia LHQ yêu cầu chính phủ Việt Nam giải trình việc giam giữ tùy tiện 18 nhà hoạt động. Ảnh chụp màn hình VOA

Chuyên gia LHQ đề nghị Việt Nam giải trình việc bắt giam 18 nhà hoạt động

Các báo cáo viên đặc biệt về tình hình người bảo vệ nhân quyền của LHQ, nhóm công tác về giam giữ tùy tiện, báo cáo viên đặc biệt về quyền sức khỏe thể chất và tinh thần, và báo cáo viên đặc biệt về tra tấn và các hình thức đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác gửi văn thư này đến chính phủ Việt Nam ngày 2/11/2022 và được văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ công bố hôm 4/1/2023.

Ảnh: Youtube Việt Tân

Bản án Tịnh Thất Bồng Lai là chuyện “thích nhật từ và Bò”

Các nhà quan sát tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam cho rằng ông Lê Tùng Vân và các thành viên của Tịnh Thất Bồng Lai đã bị chính quyền gán ghép cho một tội danh phi lý chỉ vì chính quyền muốn “triệt tiêu” một tổ chức đang thực hành quyền tự do tôn giáo.

Sáu người bị khởi tố trong vụ Tịnh Thất Bồng Lai. Ảnh: FBNV/RFA edited

Tịnh Thất Bồng Lai nói bị vu cáo – nỗi oan ai giải?

Truyền thông nhà nước có hàng loạt bài viết về thông tin “loạn luân” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Tịnh Thất Bồng Lai trước khi cơ quan chức năng có kết luận chính thức và đưa ra xét xử với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ.’

Các thành viên tại tịnh thất này cho rằng mình bị truyền thông làm nhục và vu khống. Đây là ẩn khuất mà sau phiên sơ thẩm công luận vẫn bất bình.

Nhận dạng những khuyết tật qua một vụ án. Ảnh: Blog Tuan V. Nguyen

Những khuyết tật qua một phiên toà dị kỳ

Những ai từng theo dõi nền tư pháp Việt Nam không thấy ngạc nhiên với bản án dành cho Thiền Am hôm 21/7/2022. Nhưng diễn biến của vụ án và phiên toà cho thấy nhiều khuyết tật trong xã hội ngày nay. Ở đây, tôi chỉ nêu 8 khuyết tật liên quan đến thiết chế và văn hoá xã hội.

Ảnh minh họa: Luật Khoa Tạp Chí

Hình sự hóa và tranh cãi về “ngu như bò”: Nỗi buồn quy chuẩn tư pháp Việt Nam

Việc các luật sư của bị cáo, bị hại lẫn kiểm sát viên tranh cãi với nhau liệu câu chửi thông dụng “ngu như bò” có phải là hành vi “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận,” từ đó xâm phạm “quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,” thật sự khiến những nhà nghiên cứu pháp luật hình sự nói chung và pháp luật so sánh nói riêng bất ngờ. Sau bất ngờ là nỗi xấu hổ, nhất là đặt trong bối cảnh Bộ Luật Hình Sự Việt Nam đã được ban hành nhiều thập niên qua.

Ông Lê Tùng Vân, ngoài 90 tuổi, bị áp tải ra tòa tại Toà Án huyện Đức Hoà và bị kết án 5 năm tù giam trong vụ án Tịnh Thất Bồng Lai, tháng 7/2022. Ảnh chụp từ báo mạng Công An Nhân Dân

Tịnh Thất Bồng Lai: Bỏ tù cụ ông 90 tuổi – một điểm mới trong trấn áp nhân quyền ở Việt Nam

Các tổ chức nhân quyền quốc tế hôm 22/7 lên tiếng phản đối bản án mà tòa án nhân dân huyện Đức Hoà, tỉnh Long An, vừa áp đặt lên sáu người thuộc một nhóm tu tại gia là Tịnh Thất Bồng Lai hay còn gọi là Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ.

Human Rights Watch thậm chí gọi đây là một điểm mới trong chiến dịch trấn áp nhân quyền ở Việt Nam khi bỏ tù một cụ ông ngoài 90 tuổi chỉ vì ông dám bày tỏ chính kiến của mình.

Bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt tạm giam bằng một điều luật mơ hồ, điều 331, Bộ Luật Hình Sự 2015, “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ." Ảnh: Báo Người Lao Động

Bắt bà Phương Hằng bằng điều 331, là phổ thông hóa điều luật mơ hồ

Bà Hằng bị bắt, nói trắng ra, là cái kết từ hành động của một người thiếu văn hóa, thừa tiền và thích đám đông tung hô. Nhưng bị bắt với điều 331, về ý nghĩa “lợi dụng quyền tự do dân chủ” của việc khởi tố, nghe chừng không hợp lý vì đó chỉ là trò nông nổi dân sự. Việc áp dụng tội danh này, là một cách sỉ nhục ý nghĩa tự do dân chủ trong đời sống Việt Nam, khu hẹp các giá trị cao cả vào một hành động tầm thường và chính thức phổ cập bắt bớ từ điều luật mơ hồ, phi nhân như điều 331.

Bà Nguyễn Phương Hằng livestream tố cáo nhiều người nổi tiếng phạm tội, nay chính bà bị nhà chức trách truy tố phạm tội. Ảnh chụp Youtube Việt Tân

Vụ bắt bà Nguyễn Phương Hằng: Những điều luật phục vụ thủ đoạn của chính quyền CSVN

Việc bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt là chuyện không khó đoán. Một khi bà Hằng không đủ bằng chứng hoặc bằng chứng không thuyết phục thì bà này chỉ có thể bị truy tố về tội vu khống nằm ở điều 156 Bộ Luật Hình Sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), hoặc nếu có thể thì truy tố thêm tội xúc phạm danh dự người khác thuộc điều 155 BLHS 2015.

Tuy nhiên, chính quyền CSVN lại truy tố bà Hằng ở một điều luật hoàn toàn xa lạ, đó là điều 331 BLHS. Vậy điều 331 Bộ Luật Hình Sự 2015 có nội dung gì?

Ông Nguyễn Văn Nghiêm tại toà án tỉnh Hoà Bình hôm 23/6/2020. Ông bị tuyên án 6 năm tù giam với cáo buộc "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.” Ảnh: CAND

Liên Hiệp Quốc yêu cầu Việt Nam cung cấp thông tin về các vụ bắt giữ và kết án tuỳ tiện

Các báo cáo viên đặc biệt của LHQ yêu cầu phía chính phủ Việt Nam cung cấp và làm rõ các thông tin liên quan đến các cáo buộc đối với những người được nêu tên trong thư; cơ sở pháp lý của việc bắt giữ và kết án, giải thích cơ sở này dựa trên nghĩa vụ được quy định tại Công Ước của LHQ về các Quyền Dân Sự và Chính Trị; giải thích tại sao những người bị bắt giữ không được tiếp xúc với gia đình và luật sư.