Liên Hiệp Quốc yêu cầu Việt Nam cung cấp thông tin về các vụ bắt giữ và kết án tuỳ tiện

Ông Nguyễn Văn Nghiêm tại toà án tỉnh Hoà Bình hôm 23/6/2020. Ông bị tuyên án 6 năm tù giam với cáo buộc "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.” Ảnh: CAND
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Các báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc (UN) hôm 1/11/2021 đã gửi một bức thư [ 1] đến Chính phủ Việt Nam, yêu cầu cung cấp các thông tin về việc bắt giữ và kết án đối với một số các nhà hoạt động tại Việt Nam trong năm 2020 và 2021. Bức thư vừa được công bố trên trang web của UN theo thông lệ 60 ngày kể từ khi gửi.

Hôm 21/12/2021, Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại UN và Tổ chức Thương mại Thế giới đã gửi thư yêu cầu kéo dài thời hạn phúc đáp [2] cho đến ngày 28/2/2022.

Bức thư của các báo cáo viên đặc biệt của UN yêu cầu phía Việt Nam làm rõ thông tin bắt giữ và kết án đối với các nhà hoạt động bao gồm: Chung Hoàng Chương, Nguyễn Văn Nghiêm, Lê Văn Dũng, Đinh Thị Thu Thủy, Đỗ Nam Trung, Đinh Văn Hải, Lê Trọng Hùng, Lê Chí Thành và Trần Quốc Khánh. Đây là những người đã bị bắt giữ trong năm 2020 và 2021 với các cáo buộc tội liên quan đến an ninh quốc gia theo các Điều 117 và Điều 331 của Bộ Luật Hình sự 2015 vốn là những điều luật bị quốc tế chỉ trích là mù mờ và chuyên dùng để áp tội lên các những người có tiếng nói chỉ trích chính quyền.

Trong số những người được nêu tên trong thư, chỉ có ông Chung Hoàng Chương là người đã thi hành xong hình phạt tù 1,5 năm vào ngày 11/6/2021. Những người còn lại hiện vẫn đang thụ án tù sau khi bị toà kết án hoặc đang chờ ngày ra toà.

Các báo cáo viên đặc biệt của UN “bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ bắt giữ và kết án đối với Chung Hoàng Chương, Nguyễn Văn Nghiêm, Lê Văn Dũng, Đinh Thị Thu Thuỷ, Đỗ Nam Trung và Đinh Văn Hải, dường như có liên quan đến những bày tỏ ý kiến chỉ trích về tình hình nhân quyền Việt Nam.”

Các chuyên gia của UN cũng “quan ngại không kém việc bắt giữ một số các ứng viên tự do và nhà hoạt động đã tuyên bố tham gia tranh cử vào ghế đại biểu Quốc hội trong năm 2021, bao gồm ông Lê Trọng Hùng, Lê Chí Thành và Trần Quốc Khánh.”

Bức thư có đoạn viết: “Những trường hợp này theo sau một mô thức lặp lại của việc giam giữ kéo dài trước toà, kết án với những từ ngữ mù mờ về các tội hình sự, thiếu đảm bảo xét xử công bằng, từ chối không cho tiếp cận luật sư, phiên toà đóng không theo đúng thủ tục cần thiết, kết án tù nặng nề, vi phạm một loạt các quy tắc chung về nhân quyền, đặc biệt là các Điều 9, 14, 19 và 25 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã phê chuẩn vào ngày 24/9/1982.”

Các báo cáo viên của UN yêu cầu phía chính phủ Việt Nam cung cấp và làm rõ các thông tin liên quan đến các cáo buộc đối với những người được nêu tên trong thư; cơ sở pháp lý của việc bắt giữ và kết án, giải thích cơ sở này dựa trên nghĩa vụ được quy định tại Công ước của UN về các Quyền Dân sự và Chính trị; giải thích tại sao những người bị bắt giữ không được tiếp xúc với gia đình và luật sư.

Ngoài ra, các báo cáo viên UN cũng yêu cầu Chính phủ Việt Nam giải thích những cáo buộc về việc sách nhiễu, đe doạ và trả thù có hệ thống nhắm vào những người bảo vệ nhân quyền, các tổ chức xã hội dân sự, nhà báo và bloggers thời gian qua, đồng thời nêu lên các biện pháp được thực hiện để bảo vệ cho họ.

Theo thống kê của Human Rights Watch, Việt Nam hiện vẫn giam giữ ít nhất 145 người vì dám lên tiếng đòi thực thi các quyền cơ bản ôn hoà. Ít nhất 31 người đã bị kết án tù trong năm 2021 vì bày tỏ ý kiến ôn hoà của mình trên mạng trái với quan điểm của Chính phủ.

Nguồn: RFA

Chú thích:

[1] https://spcommreports.ohchr.org/TMResultsBase/DownLoadPublicCommunicationFile?gId=26688

[2] https://spcommreports.ohchr.org/TMResultsBase/DownLoadFile?gId=36703

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.