nhà báo Nguyễn Tường Thụy

Sức khoẻ nhà báo Nguyễn Tường Thụy tệ đi trong tù, giám thị từ chối đưa đi chữa trị

Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, người đang thụ án 11 năm tù trong Trại giam An Phước (tỉnh Bình Dương) với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước,” đang có sức khoẻ tồi tệ nhưng Ban giám thị trại giam từ chối đưa ông đi chữa trị ở cơ sở khám chữa bệnh bên ngoài trại giam theo yêu cầu của gia đình.

Nhà báo, TNLT Nguyễn Tường Thụy (trái) và tác giả Phạm Minh Hoàng. Ảnh do tác giả cung cấp

Viết cho anh – Nguyễn Tường Thụy

Tôi được gặp anh Thụy lần đầu tiên vào năm 2015 mặc dù trước đó cả hai anh em đều cùng là thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập do anh Phạm Chí Dũng làm chủ tịch. Tôi còn nhớ hôm ấy trời khá rét, và cho dù đã từng sống ở Paris gần 30 năm nhưng vẫn cảm thấy run trước những con gió của thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, khi bước vào nhà thì sự đón tiếp của anh chị Thụy và một số bạn bè cả Nam lẫn Bắc đã làm tôi thực sự ấm lòng.

Cao Ủy Nhân Quyền LHQ lên án vụ xét xử các thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

Phát Ngôn Nhân Cao Ủy Nhân Quyền LHQ tuyên bố bày tỏ lo ngại về việc chính phủ Việt Nam sử dụng các đạo luật mơ hồ để tùy tiện bắt giữ ngày càng nhiều nhà báo độc lập, blogger, nhà bình luận trực tuyến và những người bảo vệ nhân quyền – vi phạm Điều 19 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR).

Đặc Ủy Nhân Quyền Cộng Hòa Liên Bang Đức Bärbel Kofler. Ảnh: FB Việt Tân

Tuyên bố của Đặc Ủy Nhân Quyền Đức Quốc Bärbel Kofler về việc kết án ba nhà báo Việt Nam

Với việc kết án này, Việt Nam đã vi phạm các công ước quốc tế mà nước này cam kết tuân thủ. Ngay bản Hiến Pháp của Việt Nam cũng bảo đảm các quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Việc kết án các công dân vì các hoạt động ôn hòa của họ là không chính đáng.

Ngày 5/1/2021, ba nhà báo thuộc Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam bị tuyên án tổng cộng 37 năm tù giam với cáo buộc "làm, tàng trữ, phát tán thông tin, vật phẩm nhằm chống Nhà Nước CHXHCN Việt Nam." Ảnh: AFP

Tuyên bố của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự, đặc biệt là những quốc gia đã tham gia những công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, các quốc gia liên quan… cần có những hành động thiết thực hơn đối với nhà cầm quyền Việt Nam trong việc yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng quyền con người của công dân, tôn trọng và thực hiện các cam kết mà họ đã long trọng ký kết.

Các thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam Nguyễn Tường Thụy (trái), Phạm Chí Dũng và Lê Hữu Minh Tuấn (hàng sau) tại phiên sơ tòa sơ thẩm hôm 6/1/2020. Ảnh: FB Manh Dang

RSF tố cáo bản án 37 năm tù dành cho ba lãnh đạo Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

“Họ không chống chế độ cộng sản, mà chống lại ban lãnh đạo đảng Cộng Sản hiện nay đang hoạt động như một kiểu phe nhóm, và các đảng viên không thể phê phán về cách điều hành đất nước cũng như các quyết định của chính quyền. Một chế độ độc đảng như Việt Nam rất không ưa điều này vì sợ sẽ nảy sinh tranh luận trong đảng. Vì vậy trước đại hội đảng diễn ra 5 năm một lần, tất cả những tiếng nói phản biện hay có thể gây tranh cãi trong xã hội và trong nội bộ đảng đều phải được dập tắt.” (Daniel Bastard, phụ trách Châu Á-Thái Bình Dương của RSF)