Putin

Soái hạm Moskva của Hạm Đội Biển Đen thuộc Hải Quân Nga đã bị hỏa tiễn Ukraine bắn chìm ở Biển Đen hôm 14/4/2022. Ảnh: FB Nguyen Ngoc Chu

Số phận soái hạm Moskva và vài điều cảnh tỉnh

Bộ Quốc Phòng Nga thừa nhận soái hạm tuần dương Moskva của Hạm Đội Biển Đen đã bị chìm ở Biển Đen hôm 14/4/2022. Với Nga, đây là tin “sấm sét” làm sụp đổ sức mạnh của Hải Quân Nga. Với Tổng Thống Putin, đây còn là điềm dữ…

Nhược điểm của quân đội Nga bộc lộ trong chiến tranh Nga – Ukraine cũng như sự kết liễu của kỳ hạm Moskva là hệ quả trực tiếp của tham nhũng và độc tài. Tham nhũng và độc tài luôn cộng sinh. Nước Nga sẽ mạnh hơn về quân sự, sẽ giàu hơn về kinh tế khi rứt bỏ được độc tài.

Mạng lưới tài chính phức tạp, nhiều tầng của Tổng Thống Nga Vladimir Putin giống như một con búp bê Matryoshka. Ảnh: Anatoly Maltsev/ EPA/ Shutterstock

Mỹ cần nhắm các biện pháp trừng phạt tài chính vào chính Putin

Trừng phạt tài chính, bất kể quy mô như thế nào, sẽ không giúp chúng ta đạt được mục tiêu trừ khi nó nhắm vào chính Putin.

Trọng tâm chính của chiến dịch này nên là cơ sở hạ tầng doanh nghiệp xoay quanh ‘con heo đất’ của riêng Putin, Ngân Hàng Rossiya, tổ chức lần đầu tiên bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Washington vào năm 2014, vì có liên hệ với các quan chức Điện Kremlin.

Các thành viên của cộng đồng người Nga ở nước ngoài tại Krakow, Ba Lan, hôm 20/3/2022 cầm biểu ngữ và hô khẩu hiệu phản đối cuộc xâm lược Ukraine của Tổng Thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Omar Marques/ Getty Images

Về đâu số phận của Putin, của nước Nga?

Nhà báo Roman Dobrokhotov – người sáng lập và tổng biên tập của tờ báo điều tra độc lập The Insider của Nga, đã trốn khỏi Moscow tháng Tám, 2021, nói ông Putin đang đi vào ngõ cụt. “Nếu ông ta rút lui, thì mọi người đều thấy những tổn thất to lớn về quân đội, tiền bạc và danh tiếng. Nếu ông ta tiếp tục chiến đấu, thì trong vài tháng nữa sẽ có thất nghiệp hàng loạt, bảo đảm cho các cuộc biểu tình lớn trên khắp đất nước,”…

Kêu gọi người dân đi thử nghiệm Covid tại Thượng Hải, 1/4/2022. Ảnh: AP

Tập Cận Bình và Omicron

Đó là hậu quả của các chế độ độc tài. Khi một chính sách được lãnh tụ ban ra là khó thay đổi. Vladimir Putin phiêu lưu trong cuộc chiến tranh Ukraine đã thất bại nhưng dù kinh tế suy sụp vẫn phải tiếp tục. Tập Cận Bình cũng lâm tình trạng giống như vậy.

Tập Cận Bình (trái) và Putin. Ảnh: Nikkei/ Getty Images

Nếu đi sai nước cờ, Tập có nguy cơ ngã ngựa cùng Putin

Một kịch bản ác mộng đối với Tập – người đang tìm cách bảo đảm một nhiệm kỳ thứ ba bất thường, với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, vào mùa thu này – sẽ là việc chiến dịch của Putin thất bại và truyền đi thông điệp rằng một nhà lãnh đạo độc tài tại vị quá lâu sẽ có xu hướng đưa ra những quyết định sai lầm vào những thời điểm quan trọng.

Bà Nataliya Zhynkina, đại biện lâm thời Ukraine tại Việt Nam, đăng trên trang Facebook cá nhân danh sách các quốc gia trong Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Năm, 7/4/2022, bỏ phiếu loại Nga ra khỏi vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền, với 93 phiếu thuận và 24 phiếu chống (trong đó có Việt Nam), cùng 58 phiếu trắng. Ảnh: Facebook Nataliya Zhynkina

Hà Nội chọn đi với quỷ, dân Việt chọn gì?

Tại cuộc bỏ phiếu của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nhằm loại bỏ Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền hôm thứ Năm, 7/4, Việt Nam đã bỏ phiếu chống cùng với Trung Quốc, trái ngược với phiếu thuận của 93 quốc gia khác.

Lá phiếu chống đó đã thật sự lột bỏ cái mặt nạ “trung lập” mà Việt Nam trưng ra từ khi Nga nổ súng xâm lược Ukraine ngày 24/2 và đặt Việt Nam vào cùng phe với thế lực xâm lược. Người Việt Nam nghĩ gì?

Ảnh chụp vệ tinh tại Bucha ngày 19/3/2022. Các ô vuông đỏ đánh dấu thi thể. Ảnh: Maxar/ BBC

Thảm sát Bucha: Chúng ta biết gì, và trách nhiệm pháp lý của Putin đến đâu?

Tin tức về cuộc thảm sát của lính Nga đối với người dân tại Bucha, một thị trấn nhỏ nằm cách 25 km về phía Tây Bắc của thủ đô Kyiv, xuất hiện dày đặc trên các trang báo thế giới những ngày qua.

Chúng ta đã biết gì về vụ việc ở Bucha? Và trách nhiệm này có thể được quy cho Putin hay không?

Bảng hiển thị kết quả thông qua nghị quyết trong cuộc biểu quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về dự thảo nghị quyết tìm cách đình chỉ Nga khỏi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ tại thành phố New York, ngày 7/4/2022. Việt Nam bỏ phiếu chống. Ảnh: AFP

LHQ đình chỉ Nga khỏi Hội Đồng Nhân Quyền do những ‘vi phạm’ tại Ukraine

Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc ngày thứ Năm 7/4/2022 đã đình chỉ Nga khỏi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ vì các báo cáo về “những vi phạm và xâm hại nhân quyền trầm trọng và có hệ thống” gây ra bởi quân đội Nga xâm lược ở Ukraine.

Nỗ lực do Mỹ dẫn đầu được 93 nước biểu quyết ủng hộ, trong khi 24 nước chống và 58 nước bỏ phiếu trắng.

Hà Nội bỏ phiếu chống cùng với Bắc Kinh.

Một chung cư ở Mariupol (Ukraine) bị hư hại vì bị trúng oanh kích ngày 29/03/2022. Ảnh: AP - Alexei Alexandrov

Chiến tranh Ukraine: Dồn sức đánh Donbass, Nga bắt đầu cuộc chiến tiêu hao

Thứ Bảy, 02/04/2022, Ukraine tuyên bố giành lại quyền kiểm soát toàn bộ vùng Kyiv, sau khi bộ tham mưu Nga thông báo rút hết các lực lượng bao vây Kyiv về Belarus hôm 29/03. Tuy nhiên, với Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng như là giới quan sá,t quyết định này của Nga chưa hẳn là một tín hiệu tốt: Nga đổi chiến lược tấn công và Donbass sẽ là mặt trận quyết định.

Quân của Lukashenko đang tiến đến Ukraine? Quân đội Belarus và Nga đã tập trận chỉ vài tuần trước. Ảnh: WELT/ Tân Hoa Xã

Nội gián có thể làm tê liệt đồng minh quan trọng nhất của Putin

Các nhân vật đối lập Belarus chiến đấu trong hàng ngũ quân đội Ukraine tìm mọi cách ngăn cản đất nước họ tham chiến. Họ coi chiến thắng của Ukraine là chìa khóa để giải phóng Belarus. Nhân viên đường sắt Belarus hiện nay cũng ủng hộ tích cực các hoạt động du kích chống lại quân đội nước này.