quan hệ Mỹ-Nhật

Tổng thống Biden và phu nhân (phải) và Thủ tướng Nhật Kishida và phu nhân tại White House 10/4/2024. Ảnh: AP/ Evan Vucci

Nhật Bản tăng cường liên minh với Mỹ để phòng ngừa Trung Quốc

Tokyo và Washington đều quyết tâm ngăn chặn Bắc Kinh thống trị Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Sự ủng hộ mà chính quyền Biden dành cho Kishida vượt xa những hỗ trợ thông thường đối với một đồng minh thân cận. Dưới thời Kishida, Nhật Bản đã thực hiện một số thay đổi quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại và an ninh kể từ Thế chiến II. Những thay đổi này được thúc đẩy bởi quyết tâm của người Nhật trong việc ngăn chặn một Trung Quốc chuyên chế thống trị Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Tổng Thống Mỹ Biden và Thủ Tướng Nhật Kishida họp báo sau cuộc hội đàm song phương Nhật-Mỹ hôm 23/5/2022 tại Điện Akasaka, Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: REUTERS/ Jonathan Ernst

Tổng Thống Biden: Quân đội Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công

Tổng Thống Joe Biden cho biết Hoa Kỳ sẽ can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tìm cách chiếm Đài Loan bằng vũ lực, một lời cảnh báo khác hẳn với sự mơ hồ có chủ ý trước nay của Washington.

Đây là lần thứ hai trong những tháng gần đây, Tổng Thống Biden tuyên bố Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công đảo quốc này.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin tiếp đồng nhiệm Nhật Bản Nobuo Kishi tại Lầu Năm Góc, Washington, Mỹ, 04/05/2022. Ảnh: AP - Manuel Balce Ceneta

Mỹ – Nhật điều chỉnh chiến lược an ninh chung

Cuộc xâm lăng Ukraine của Nga thúc đẩy Nhật Bản và Hoa Kỳ hợp tác chặt chẽ hơn về an ninh. Hôm qua, 04/05/2022, hai bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Nhật đã gặp nhau tại Washington. Hướng đến điều chỉnh chiến lược an ninh song phương Nhật – Mỹ, điều chỉnh chiến lược an ninh chung với các đồng minh là trọng tâm của cuộc họp. Hoa Kỳ cam kết sẽ mở rộng khả năng “răn đe hạt nhân,” để bảo vệ Nhật Bản.

Thủ Tướng Yoshihide Suga có chuyến viếng thăm Washington DC tháng Tư, 2021. Ảnh: CNN

Vai trò “trung tâm” của Nhật Bản trong chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương

Lo là liệu Tổng Thống Biden nói riêng và chính quyền Hoa Kỳ nói chung sẽ kéo dài “nhiệt tình” đối với khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương đến bao lâu? Giới kinh doanh và chính trị tại Nhật Bản hoan nghênh về sự đối xử đặc biệt của siêu cường Hoa Kỳ đối với Nhật Bản, nhưng cũng quan ngại rằng người Mỹ thay đổi hướng đi rất nhanh một khi quyền lợi không còn phù hợp hay tình hình vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Hoa Thịnh Đốn.

Phó Tổng thống Mike Pence trong chuyến thăm Nhật Bản đầu tháng 11/2018. Ảnh: The White House

Cạnh tranh thực sự đã mở màn trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Nhật Bản và Mỹ sẽ đầu tư tổng cộng 70 tỉ USD vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong khi đó, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã tuyên bố tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – Châu Phi (FOCAC) rằng nước ông sẽ đầu tư 60 tỉ USD vào các nước châu Phi. Trung Quốc cũng sẽ hỗ trợ và có những khoản đầu tư lớn vào khu vực Thái Bình Dương.