quân sự hóa Biển Đông

Đô Đốc John C. Aquilino, Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Ảnh: Facebook Việt Tân

Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

Đô Đốc John C. Aquilino, Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, đã lên án những hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trên khu vực Biển Đông, đồng thời tái khẳng định Hoa Kỳ cam kết hiện diện quân đội ở khu vực này. Phát biểu trong buổi họp báo tại Bangkok hôm 13 Tháng Mười Hai, 2019, Đô Đốc John C. Aquilino, cho biết các hành động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc là bất chấp luật pháp quốc tế.

Hải quân Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận ở Biển Đông. 2013. Ảnh: Asitimes / Wikimedia Commons

Bãi Tư Chính: Ví dụ rõ ràng về chiến lược hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông

Trung Quốc đang sử dụng “chiến lược bắp cải” để mở rộng ranh giới trên biển, theo đó một khu vực tranh chấp được bao quanh bởi nhiều lớp an ninh để ngăn tiếp cận quốc gia đối thủ. Cuối cùng, lãnh thổ bị bao vây bị kẻ xâm lược xâm chiếm hoàn toàn. Việc cho tàu HD 8 gần đây xâm phạm Bãi Tư Chính là việc thành lập một lớp khác trong “bắp cải bảo mật Trung Quốc”. Nhưng việc này đang đẩy khu vực tới gần xung đột hơn.

Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Shanahan gặp Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa ở Singapore hôm 31/5/2019. Ảnh: Reuters

Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ phát biểu cứng rắn về Trung Quốc

Hôm thứ Bảy 1/6, Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Shanahan nói rằng trong khi Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc, hành vi làm xói mòn chủ quyền của các quốc gia khác và gieo rắc sự ngờ vực về ý định của TQ phải chấm dứt. Ông cũng nhắc lại việc Mỹ không có lòng tin đối với Huawei, ông nói rằng công ty này “quá thân cận với chính phủ TQ”, trong khi nước này có luật yêu cầu phải chia sẻ dữ liệu.

Các trừng phạt của Hoa Kỳ đe dọa nhấn chìm Trung Quốc ở Biển Đông

Trong khi Hải quân Hoa Kỳ tăng cường tuần tra tại Biển Đông gần các đảo mà Bắc Kinh tuyên bố là thuộc chủ quyền Trung Quốc, thì các nhà lập pháp Hoa Kỳ gia tăng thêm tình trạng gây cấn với những đề nghị biện pháp trừng phạt đối với các thực thể Trung Quốc liên quan đến sự bành trướng và quân sự hóa của Bắc Kinh trong vùng biển tranh chấp.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: AFP/Getty

Biển Đông và Bộ Tứ Kim Cương trong năm 2018

Vì bản chất của nguy cơ Trung Quốc song song với quyền lợi trực tiếp của các quốc gia liên hệ, cuộc đối đầu tay đôi giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ dần dần được thay thế và ngày một cụ thể hơn bằng sự đối đầu giữa Trung Quốc và Bộ Tứ Kim Cương (Nhật, Mỹ, Ấn Độ và Úc) với sự hỗ trợ ngày một rộng rãi hơn của các quốc gia trong khu vực.

Hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis đang tiến hành "các hoạt động thường xuyên" trong khu vực hoạt động của Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ hôm 19/11/2018. Ảnh: FB US USS John C. Stennis / Connor D. Loessin

“Bãi lầy” biển Đông

Cuộc đối đầu ở Biển Đông chắc chắn đầy thử thách, cam go và rất có thể trở thành một “bãi lầy” cho cả hai bên trong nhiều thập kỷ. Các quốc gia Đông Nam Á sẽ có nhiều sự lựa chọn to lớn giữa Thịnh vượng – Tự Do hoặc Đói nghèo – Nô lệ trong cuộc đấu giữa hai cường quốc Mỹ – Trung tùy thuộc vào nhận thức và hành động của các quốc gia đó.

Khu vực Đông Nam Á và Biển Đông nằm ở trung tâm vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương (phần đại dương màu xanh sẫm). Ảnh: Wikimedia Commons

Quan niệm mới “Ấn Độ- Thái Bình Dương”: Một thách đố với ASEAN

Từ hai năm nay, quan niệm mới về một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương “rộng mở và tự do, dựa trên luật pháp quốc tế”, trong đó Biển Đông là một tâm điểm, được Hoa Kỳ, Nhật Bản cũng như Ấn Độ cổ vũ, đang ngày càng thu hút sự chú ý của các quốc gia châu Á, đặc biệt là các nước ASEAN.

Tàu sân bay USS Carl Vinson trong cuộc tuần tra tại Biển Đông, ngày 03/03/2017. Trong ảnh, chiến đấu cơ F-18 đang chuẩn bị cất cánh. Ảnh: REUTERS/Erik De Castro

Trung Quốc dùng vũ lực ở Biển Đông: Nước thứ ba có thể can thiệp?

Nếu việc Trung Quốc chiếm đóng và đơn phương triển khai lực lượng vũ trang trên quần đảo Trường Sa được coi là sử dụng vũ lực chống lại các nước đòi hỏi chủ quyền, cấu thành vi phạm tiêu chí “erga omnes”, thì các nước thứ ba dù không bị ảnh hưởng trực tiếp vẫn có thể viện đến trách nhiệm quốc tế của Trung Quốc.