sáp nhập Đài Loan

Tập Cận Bình chọn ngày 16/10, ngày Trung Quốc thử nghiệm bom hạt nhân thành công đầu tiên năm 1964, để khai mạc đại hội 20 đảng CSTQ. Ảnh: Xinhua/ AP/ Getty Images - Nikkei edited

Tập ‘đăng quang’ trong bối cảnh Trung Quốc gặp nhiều thách thức

Nhìn chung, đại hội toàn quốc của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã phải đối diện với một số thực tế. Trong khi Tập vẫn muốn xây dựng một quốc gia có thể chống lại Mỹ trên mọi mặt trận, nền kinh tế đang mắc kẹt trong tình trạng ảm đạm với tốc độ tăng trưởng giảm dần – và những điều này sẽ không biến mất trong một sớm một chiều.

Máy bay của Không Quân Mỹ chở bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện Mỹ, đáp xuống phi trường Tùng Sơn, Đài Bắc, chính thức thăm Đài Loan, ngày 2/8/2022, làm Bắc Kinh nổi giận. Ảnh: Sam Yeh/AFP via Getty Images

Trung Quốc ‘biến không thành có,’ Mỹ sẽ làm gì?

“Phía Hoa Kỳ đã làm quá nhiều và đi quá xa trong khu vực này. Tôi kêu gọi các đồng nghiệp Mỹ của chúng tôi kiềm chế, thực sự kiềm chế, không làm bất cứ điều gì leo thang căng thẳng. Nếu có bất kỳ hành động nào gây tổn hại đến toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc, thì Trung Quốc sẽ đáp trả. Trung Quốc sẽ đáp trả,” ông Tần trả lời câu hỏi của phóng viên về các cuộc tuần tra hải hành (freedom of navigation operation – FONOP) thường lệ của Hải Quân Hoa Kỳ, theo tường thuật của Bloomberg News.

Chiến đấu cơ F16 của Đài Loan (bên dưới) áp sát oanh tạc cơ H6 của Trung Quốc xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan hôm 10/2/2020. Ảnh: AP - do bộ Quốc Phòng Đài Loan cung cấp

Tại sao Trung Quốc quyết chiếm Đài Loan?

Theo các chuyên gia Pháp về Trung Quốc được Le Monde trích dẫn, kế hoạch chinh phục Đài Loan của Bắc Kinh, kể cả bằng vũ lực, bắt nguồn từ nhiều lý do, từ chính trị, lịch sử, cho đến kinh tế, thương mại và đặc biệt nhất là chiến lược và địa chính trị.

Hệ thống phòng thủ của Đài Loan gần công viên quốc gia Kenting ở Pingdong. Ảnh: Wolf Kern/ Redux

Bắc Kinh và cuộc chơi đường dài ở Đài Loan

Quan ngại đang gia tăng ở Đài Loan, Mỹ, cũng như các đồng minh của Mỹ ở Châu Á, rằng Trung Quốc đang chuẩn bị tấn công Đài Loan trong tương lai gần. Trong buổi điều trần trước Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Mỹ vào năm ngoái, Đô Đốc Philip Davidson, khi đó là Tư Lệnh Bộ Chỉ Huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, cảnh báo rằng Bắc Kinh có thể tìm cách chiếm hòn đảo trong sáu năm tới.

Du khách chụp hình bên các cột chống đổ bộ được đặt dọc theo bờ biển tại đảo Kim Môn của Đài Loan, chỉ cách bờ biển Trung Quốc Đại Lục 3,2 km ở eo biển Đài Loan. Đài Loan đang sống trong mối đe dọa thường xuyên của Trung Quốc. Ảnh: Sam Yeh/AFP via Getty Images

Những chuyển động nguy hiểm ở eo biển Đài Loan

Cùng với cuộc chiến tranh ở Ukraine, tình hình eo biển Đài Loan đang nóng lên từng giờ khi Bắc Kinh gia tăng sức mạnh Hải Quân và Washington gia tăng cam kết bảo vệ đảo quốc dân chủ này trước âm mưu xâm lược của Trung Quốc.

Một chiếc F-16 của Không Quân Đài Loan (phía dưới) áp sát một oanh tạc cơ H-6 của Không Quân Trung Quốc khi chiếc máy bay này đến gần Đài Loan. Ảnh chụp ngày 10/2/2020, do Bộ Quốc Phòng Đài Loan công bố

Đài Loan sẽ an toàn cho đến năm 2027, trừ khi điều này xảy ra

Tất cả những điều này là tin tốt cho an ninh của Đài Loan cho đến năm 2027. Nhưng có một ngoại lệ lớn có thể diễn ra. Nếu đương kim phó tổng thống đang rất được lòng dân của bà Thái là Lại Thanh Đức (Lai Ching-te), có tên tiếng Anh là William Lai, trở thành ứng viên tổng thống năm 2024 của Đảng Dân Tiến, và nếu ông thắng cử, thì khả năng Trung Quốc tiến hành hành động quân sự chống lại Đài Loan sẽ gia tăng.

Trung Quốc thường xuyên đe dọa sử dụng vũ lực để thâu tóm và sáp nhập Đài Loan. Ảnh minh họa: Sam Yeh/ AFP via Getty Images

Khi nào Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan?

Diễn tiến của tình hình cho thấy, nếu xu hướng hiện nay tiếp tục kéo dài, Đài Loan sẽ ngày càng mạnh về quân sự và được cộng đồng quốc tế ủng hộ rộng rãi thì mục tiêu sáp nhập Đài Loan của ông Tập Cận Bình sẽ khó khăn. Trong khi đó, ông Tập đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, thâu tóm Đài Loan, hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước Trung Quốc là một sứ mệnh lịch sử, một nguyện vọng tha thiết của 1,4 tỷ dân Trung Quốc mà ông ta quyết thực hiện ngay trong thời gian cầm quyền của mình.