SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Thân chủ SCB ở Hải Phòng đòi Ngân hàng SCB trả tiền họ gởi ngân hàng và bà chủ Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan. Ảnh: FB Nhịp Sống Hải Phòng - Việt Tân edited

Vạn Thịnh Phát: Hồi chuông báo tử?

Với những người theo dõi tình hình Việt Nam, vụ Vạn Thịnh Phát không lạ. Đó chỉ là kết cục tất nhiên của một thể chế chính trị kinh tế phản dân hại nước, câu kết với tài phiệt để trục lợi.
Không có bà Trương Mỹ Lan này thì sẽ có bà Lan khác như ruồi nhặng sinh ra từ đống phân. Bà Lan và bộ sậu bị bắt, SCB bị “kiểm soát đặc biệt,” nhưng nhìn vào hệ thống tài chính Việt Nam, người ta vẫn thấy thấp thoáng bóng dáng bà Lan và SCB ở nhiều nơi khác.

Hàng trăm người xếp hàng trước Ngân Hàng SCB, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội chờ rút tiền vì sợ ngân hàng phá sản. Ảnh: Talk.vn

Miếng da lừa cuối cùng đã hết!

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã mất hơn 80 tỷ Mỹ Kim vốn hóa và nỗ lực “bơm tiền” của Ngân Hàng Trung Ương không còn nhiều tác dụng. Chỉ trong vòng nửa đầu tháng Mười Một năm 2022, hàng trăm ngàn tỷ đã được “bơm ròng” cho khối ngân hàng thương mại để đảm bảo tính thanh khoản hệ thống trước làn sóng rút tiền ào ạt của người dân lan nhanh như một đám cháy rừng.