Miếng da lừa cuối cùng đã hết!

Hàng trăm người xếp hàng trước Ngân Hàng SCB, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội chờ rút tiền vì sợ ngân hàng phá sản. Ảnh: Talk.vn
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hệ thống tài chính, ngân hàng, bất động sản cùng lúc sụp đổ?

Cuối cùng, chuyện gì đến cũng phải đến. Một nền kinh tế được bơm thổi bởi “đòn bẩy” tài chính nhằm theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng “cao nhất thế giới” bởi giới chính trị gia chỉ biết hô khẩu hiệu và sản xuất “nghị quyết,” tâm lý đầu cơ chi phối toàn xã hội và thị trường bị lũng đoạn bởi các nhóm lợi ích cấu kết với đám quan chức vô lương, tham nhũng… đã chính thức bước vào giai đoạn trả giá cho cơn hoang tưởng đã kéo dài quá lâu.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã mất hơn 80 tỷ Mỹ Kim vốn hóa và nỗ lực “bơm tiền” của Ngân Hàng Trung Ương không còn nhiều tác dụng. Chỉ trong vòng nửa đầu tháng Mười Một năm 2022, hàng trăm ngàn tỷ đã được “bơm ròng” cho khối ngân hàng thương mại để đảm bảo tính thanh khoản hệ thống trước làn sóng rút tiền ào ạt của người dân lan nhanh như một đám cháy rừng. Riêng trong 4 ngày đầu tháng Mười Một, 74.000 tỷ đồng được “bơm ròng” và tuần tiếp theo có thêm 65.000 tỷ đồng. Nhưng chừng đó không đủ để dập tắt cơn khát tiền.

Thanh khoản cạn kiệt, khó khăn, nói gì đến việc “bắt đáy”? Các “ông lớn” ngân hàng, bất động sản, thép, những doanh nghiệp tỷ đô-la, trơ mắt nhìn thị trường chứng khoán sụp đổ – cái chiếu bạc hào nhoáng, xôm tụ trong suốt hơn 2 năm vừa qua, đang rã đám như một bày ong vỡ tổ.

Giới CEO, từ chủ tịch cho đến tổng giám đốc các tập đoàn mới đây còn oai phong “hô mưa gọi gió,” phủ kín các mặt báo và mạng xã hội đang tháo chạy khỏi những “con tàu đắm” chẳng khác gì đàn chuột. Ngày 10 tháng Mười Một, 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam bị nhuộm đỏ như một bể máu. VNindex chính thức thủng “đáy” 950 điểm. Nhưng cơn ác mộng dường như chưa có hồi kết.

Đà giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang diễn ra và VN-Index rớt sâu dưới 950 điểm, hôm 10/11/2022. Ảnh: Dân Việt
Đà giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang diễn ra và VN-Index rớt sâu dưới 950 điểm, hôm 10/11/2022. Ảnh: Dân Việt

 

Kể từ khi ban lãnh đạo công ty Vạn Thịnh Phát người bị sa vòng lao lý, người thì “đột tử đúng qui trình,” hàng chục ngàn người dân bỗng phát hiện ra khoản tiền gom góp cả đời của họ gửi ở SCB, Sacombank, TPBank…là những tờ giấy lộn “trái phiếu 3 Không.” Hàng vạn người dân giận dữ, phẫn uất tràn đến các phòng giao dịch và trụ sở ngân hàng để đòi tiền, rút tiền, khiếu kiện… tạo ra một khung cảnh hết sức hỗn loạn. Trong bối cảnh “cháy nhà ra mặt chuột,” người ta phát giác thêm vô số các lỗ hổng, sự tắc trách hay thậm chí là chiêu trò lừa đảo của hệ thống ngân hàng thương mại. Có khách hàng phát hiện 46 tỷ gửi ở ngân hàng Sacombank “không cánh mà bay” nhưng lãnh đạo ngân hàng trả lời là do “nhân viên ngân hàng rút trộm, ngân hàng không có trách nhiệm giải quyết, đền bù.” Cuộc khủng hoảng này sẽ không dừng lại ở một số ngân hàng thương mại. Nó sẽ xé toang niềm tin xã hội vốn đã bị cùng kiệt, bị mài mòn quá mức từ lâu. Hậu quả sẽ vô cùng đáng sợ.

Hàng trăm người xếp hàng trước Ngân Hàng SCB, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội chờ rút tiền vì sợ ngân hàng phá sản. Ảnh: Talk.vn
Hàng trăm người xếp hàng trước Ngân Hàng SCB, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội chờ rút tiền vì sợ ngân hàng phá sản. Ảnh: Talk.vn

 

Trong 3 năm qua, trên trang nhà Việt Tân nhiều bài viết đã liên tục cảnh báo hiểm họa của quả bom nợ doanh nghiệp. Hành lang pháp lý và việc kiểm soát cực kỳ lỏng lẻo ở Việt Nam đã cho phép hàng ngàn doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng thương mại dễ dàng phát hành núi trái phiếu, cổ phiếu rác “3 Không” thu tiền của hàng triệu các nhà đầu tư thiếu hiểu biết và tham lam. Thậm chí, đống giấy lộn này được Bộ Tài Chính, ngân hàng, quĩ đầu tư… chấp thuận cho đám doanh nghiệp sân sau thế chấp cho các khoản vay hàng chục ngàn tỷ. Màn ảo thuật “biến tiền của người dân thành giấy lộn và đổi giấy lộn lấy tiền của ngân hàng” vẫn đang tiếp diễn. Masan, Vingroup, Sungroup… vẫn tiếp tục ngay cả khi những cái tên như Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh, FLC… đã “vào lò.” Tức là việc “đốt lò” thực chất là một cuộc tàn sát những con lợn đã được vỗ béo và thâu tóm thị trường cho những “lão đại” thực sự là đám chóp bu CSVN.

Trong 2 năm dịch bệnh, gần như toàn bộ vốn xã hội bị cuốn vào “vòng quay roullete ma quỉ” của bất động sản và chứng khoán, Coin… Ai sẽ chịu trách nhiệm gần 800.000 tỷ là khoản nợ vay của khối doanh nghiệp thông qua việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay nợ ngân hàng trong thời gian tới? Nhiều đại gia, tỷ phú sẽ được đảng “an trí” tại những trại tù để tiếc nuối “thời oanh liệt nay còn đâu.” Và không ai sẽ chịu trách nhiệm cho cuộc bể nợ quốc gia này ngoài chính những người dân nhẹ dạ.

TP.HCM, nơi mang về gần 400.000 tỷ đồng thu ngân sách trong 10 tháng đầu năm 2022, gần gấp đôi so với thành phố Hà Nội và tương đương bằng 5 tỉnh thành phía Bắc có thu ngân sách lớn nhất là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang cộng lại, lộ rõ sự tàn tạ không thể che dấu. Bộ mặt thành phố là những trung tâm thương mại, vui chơi giải trí truyền thống vắng tanh ngày chủ nhật, những căn nhà mặt tiền ở các phố trung tâm đóng cửa từ lâu mà không ai thuê mướn, biển hiệu cũ bạc màu, rách nát tơi tả. Hạ tầng thành phố đã xuống cấp tệ hại đến mức chỉ cần một trận mưa có vũ lượng 100mm đủ để khiến các quận huyện như Thủ Đức, Thảo Điền… biến thành bể nước đen ngòm, hôi thối. Những bệnh viện công nhếch nhác thảm hại, chật kín người nằm lăn lóc gầm cầu thang, lối đi… thành phố đi đầu cũng dễ nhận thấy những dự án bất động sản dang dở, cỏ mọc kín.

Trong 3 năm qua, chưa một dự án hạ tầng đô thị đáng kể nào được hoàn thành và cũng không một dự án cao tốc hay cầu cống nào được khởi công. Những cái bánh vẽ tiếp tục được vẽ nhưng không có một đồng nào được phân bổ để thực hiện. Trong khi, “chỉ tiêu thu ngân sách” tiếp tục được tăng thêm… lên tới 20 tỷ USD. Một con số vô hồn nhưng thực sự tàn nhẫn. Đã 47 năm, Hà Nội vẫn tiếp tục áp dụng chính sách khai thác thuộc địa đối với miền Nam và tiếp tục vắt kiệt mảnh đất đang nuôi sống quốc gia này.

Tăng trưởng công nghiệp tháng Mười được ghi nhận ở con số 3%, mức tương đương với thời điểm Lockdown. “Đầu tàu kinh tế” như Bình Dương, thành Hồ đang chứng kiến làn sóng các doanh nghiệp cắt giảm lao động chưa từng có ngay tại thời điểm chỉ còn chưa đầy 2 tháng là tới Tết Cổ Truyền.

Những ngày qua, báo chí trong nước phản ảnh tình trạng thiếu hụt đơn hàng cuối năm của các doanh nghiệp phía Nam tập trung ở Bình Dương và TP.HCM khiến cho hàng chục ngàn lao động mất việc. Chỉ riêng ở Bình Dương khoảng 28.000 lao động bị mất việc làm và hơn 240.000 lao động bị giảm giờ làm. Đối với người lao động cảm giác khi nhận được những tờ thông báo chấm dứt hợp đồng giờ đây chẳng khác gì nhận giấy báo tử. Tương lai của họ đen tối như “tiền đồ Chị Dậu.” Những cửa ngõ của thành phố những ngày qua đông nghịt đoàn người chạy xe máy hướng về miền Tây, Tây Nguyên… gợi nhớ đến cuộc tháo chạy kinh hoàng cách đây tròn 1 năm.

Đây là cuộc khủng hoảng và sụp đổ toàn diện từ tài chính ngân hàng, nợ công, bong bóng bất động sản, chứng khoán kết hợp với biến động toàn cầu, suy giảm mạnh ở các ngành được coi là “trụ đỡ” cho kinh tế Việt Nam từ trước tới nay như dịch vụ du lịch, sản xuất công nghiệp gia công như may mặc, da giày, điện tử, xuất khẩu lao động. Trái ngược hoàn toàn với những báo cáo kinh tế vĩ mô được tô hồng và những con số tăng trưởng GDP dối trá đến trơ trẽn của Hà Nội. CSVN vẫn tiếp tục chính sách bóc lột tàn bạo, bóp nặn cùng kiệt sức dân bằng hàng trăm loại thuế phí mới. Nhưng cuối cùng, như một kết quả “tất yếu khách quan,” miếng da lừa cuối cùng là sức dân đã hết. Lúc đó, chính thể tồi bại, tham nhũng và cùng cực vô nhân này sẽ phải trả giá thảm khốc.

Tân Phong

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.