Tập đoàn Điện Lực Việt Nam

EVN xin tăng giá điện vì lỗ, trong khi hàng loạt công ty con gởi ngân hàng hàng chục ngàn tỉ thu lãi hàng trăm tỉ đồng, theo báo Lao Động. Ảnh: FB Do Duy Ngoc

EVN lỗ thật không?

EVN đã 8 lần tăng giá điện, mới nhất là tăng từ tháng 5/2023, mới đây EVN lại đề nghị tăng thêm từ tháng 9/2023. Lý do Điện lực Việt Nam tăng giá vì lỗ. Ở xứ ta, các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước luôn than lỗ. Tài nguyên dưới đất chỉ đào lên mang bán mà cũng lỗ thì chẳng còn ý kiến gì nữa.

Giá điện vừa tăng 3% vào đầu tháng 5/2023, EVN lại đề xuất tiếp tục tăng giá điện vào tháng 9/2023 để bù đắp thua lỗ liên tiếp thời gian qua. Ảnh: Báo Đầu Tư

Những bất hợp lý qua vụ tăng giá điện tại Việt Nam

Trong phiên họp Quốc hội ngày 25/5/2023 vừa qua, việc tăng giá điện lên 3%, việc lỗ khủng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đặc biệt là việc “Việt Nam là cường quốc điện gió, điện mặt trời, thiên nhiên ưu đãi như thế nhưng vì sao phải nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc, và lại xác định sẽ nhập điện lâu dài?” đã làm lộ ra nhiều vấn đề uẩn khúc và hầu như “hết thuốc chữa.”

Một mỏ than đang được khai thác ở Quảng Ninh. Ảnh: Hoang Dinh Nam/AFP via Getty Images

Thảm họa ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ của kinh tế Việt Nam

Không chịu thua kém ông điện lực, hôm 14/2, Tập Đoàn Công Nghiệp Than-Khoáng Sản Việt Nam (TKV) báo cáo họ đang gánh khoản nợ hơn 74.000 tỷ đồng (khoảng $3,1 tỷ), gấp 1,6 lần vốn chủ sở hữu. Trong số nợ này có hơn 44.400 tỷ đồng là nợ ngắn hạn, thời gian vay ngắn, phân lời cao. Tính bình quân mỗi ngày, tập đoàn này phải trả 6,5 tỷ đồng ($276.000) tiền lời!

Nhìn những con số nợ thảm hại như vậy, ai cũng phải thắc mắc, than đá, khoáng sản là thứ tài nguyên có sẵn trong lòng đất, từ đời tổ tiên truyền lại, chỉ có đào lên bán mà cũng lỗ vốn, phải vay nợ khủng khiếp như vậy là vì sao?

Các tập đoàn, công ty nhà nước dù được độc quyền kinh doanh nhưng vẫn thua lỗ triền miên. Ảnh: FB Việt Tân

Nhà nước còn độc quyền, dân còn khổ

Mặc dù là những đơn vị kinh doanh độc quyền các loại hàng hóa đặc biệt là điện, than, xăng dầu, nắm trong tay nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường, được hưởng thụ nhiều chính sách ưu đãi, vậy mà các doanh nghiệp này vẫn kêu lỗ triền miên…

Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2022, ghi nhận lỗ 12.767 tỉ đồng và lỗ sau thuế là 16.586 tỉ đồng.

Độc quyền nhà nước và sự lộng hành của EVN

Ngày 23 tháng Ba, trên báo VNEconomy có bài viết “Khả năng EVN sẽ phải tăng giá điện bán lẻ,” với lý do được EVN đưa ra rất chung chung là “bù vào chi phí đầu vào tăng.”

Theo ước tính của Bộ Công Thương, nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam sẽ vượt nguồn cung khoảng 6,6 tỷ kWh vào năm 2021 và 11,8 tỷ kWh năm 2022. Nghĩa là sự thiếu hụt điện ngày một tăng.

Ai gây ra thiếu hụt điện? Và ai đòi tăng giá điện?

Trụ sở Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam EVN

EVN là nút thắt của sự phát triển Việt Nam

Trong nhiều năm qua Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN), một doanh nghiệp nhà nước giữ độc quyền về thu mua và phân phối điện ở Việt Nam đã liên tục mắc những sai phạm nghiêm trọng trong quản trị doanh nghiệp. EVN còn gây thất thoát ngân sách nhà nước, cơ sở hạ tầng không đuợc  nâng cấp và cải thiện để cung ứng đủ nhu cầu phát triển của xã hội và nhất là môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng.

Giá điện nào cho EVN và cho người tiêu dùng? Ảnh: Báo Lao Động

Giá điện nào cho EVN và cho người tiêu dùng?

Giá điện 1 giá đảm bảo cho EVN còn rất lời, mà người tiêu dùng chấp nhận được chính là giá 1.864 đ. Như vậy Bộ Công Thương giữ lại 2 mức giá bậc thang: 1.678 đ (0-50 kWh), 1.734 đ (51-100 kWh) và chốt giá 1.864 đ cho toàn bộ mức tiêu dùng khác.

Xin đảm bảo với ông Thứ Trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng rằng EVN không thể lỗ với mức giá trên. EVN sẽ còn lời nhiều hơn khi lượng tiêu thụ điện sẽ tăng, vì giá 1.864 đ sẽ kích thích nhu cầu dùng điện tăng cho toàn bộ các hộ gia đình sử dụng trên 100 kWh. Điều này có thể dễ dàng chứng minh bằng mô hình toán học.