thiếu hụt xăng dầu

Việt Nam có nguy cơ giống Venezuela

Tình hình Việt Nam hiện nay khá giống Venezuela giai đoạn những năm 2015-2016, kiểm soát lạm phát tốt (chỉ số lạm phát là 4-5%). Bất ngờ giá dầu giảm sâu, do các tác động bên ngoài, nhà nước Venezuela in thêm nhiều tiền, dùng đồng nội tệ để ổn định nền kinh tế, và hậu quả là kinh tế rơi vào khủng hoảng, tiền Venezuela mất giá rất nhanh, còn đời sống dân chúng như thế nào thì ai cũng biết.

Ảnh tráí: Dân xếp hàng dài trong đêm chờ đổ xăng; ảnh phải: Bộ Trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Lỗi ở ai hả giời?

Gã được biết có cuộc đấu đá nội bộ rất căng của những lãnh đạo liên quan ngành công thương về việc chọn bộ trưởng. Nhiều người cổ vũ cho việc đưa một người rành và giỏi về ngành kinh tế trọng yếu này làm bộ trưởng. Nhưng tất cả đều té ngửa thất vọng vì một cuộc “ngã giá chia phần” nào đó của những người có quyền lực thực sự trong đảng cầm quyền, dẫn đến ông Nguyễn Hồng Diên “rất đỏ về khuôn mẫu chính trị và được tín cẩn về lập trường và lòng trung thành,” nhưng chưa từng hiểu biết sâu chuyên môn ngành công thương chễm chệ ngôi chót vót.

Thì ra, đó là lỗi của dân

Vụ khó khăn cung cấp xăng dầu trong nước đang xuất hiện lời hỏi dồn với Bộ Trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, rằng tại sao? Ai là nguyên nhân? Vấn đề ở đâu?

Ảnh minh họa: AFP

Thiếu xăng đổ lỗi cho dân, quan chức chính phủ và thói quen trốn tránh trách nhiệm

Cư dân mạng Việt Nam hồi tuần qua phản ứng trước lời phát biểu của Phó Giám Đốc Sở Công Thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương vì cho rằng ông này đã đổ lỗi cho người dân tích trữ xăng, góp phần làm khan hiếm xăng ở TP.HCM thời gian qua… Một số người dân được RFA phỏng vấn cho rằng đây là một thói quen đổ lỗi thường thấy ở các quan chức chính phủ.

Người dân xếp hàng dài trước một trong các cửa hàng xăng dầu còn kinh doanh để chờ đến lượt đổ xăng, tối 10/10/2022. Trước đó, vào buổi chiều, có 121 trong tổng số 550 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn TP.HCM "hết xăng tạm thời." Ảnh: Kinh Tế Sàigòn Online

Thấy gì từ điệp khúc “giá lên thì bán, giá xuống thì… hết”

Đây không phải là lần đầu tiên các cây xăng trong khu vực miền Nam dừng hoạt động với lý do là không còn xăng để bán. Trong khi giới chức Bộ Công Thương thì luôn miệng nói rằng vấn đề này chỉ là “cục bộ” và do sự “chậm trễ nhất thời.” Điệp khúc này cứ lặp lại mỗi khi giá xăng xuống thấp. Nó khiến nhiều người dân nghi ngờ chủ các cây xăng “găm hàng” đợi tăng giá thì mới bán, tạo thêm bức xúc cho người dân vốn đã chịu quá nhiều áp lực từ cuộc mưu sinh khó nhọc.