trật tự thế giới

Nguyễn Phú Trọng (phải) tiếp đón Tập Cận Bình hôm 12/12/2023 tại Hà Nội. Ảnh: AFP/ Getty Images

Nhiều khi chúng ta phải tìm đến tiếng Anh để hiểu tiếng Việt (và tiếng Hoa)

Cái note này không muốn bàn về ý nghĩa của khái niệm / học thuyết / viễn kiến ‘Chia sẻ tương lai,’ mà chỉ nhân câu chuyện để nói rằng muốn hiểu tiếng Việt thì chúng ta phải học tiếng Anh. Nếu chỉ đọc báo tiếng Việt thì chưa chắc chúng ta biết ‘Chia sẻ tương lai’ là cái gì, nhưng tiếng Anh là phương tiện mở cánh cửa tri thức để chúng ta có một cách hiểu khác và phong phú hơn…

Cờ các nước trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, 8/6/2008. Ảnh: Johannes Simon/ Getty Images

Đúng, trật tự thế giới hiện nay là đa cực!

Một thuật ngữ học thuật ít được mọi người biết đến đột nhiên trở nên thịnh hành trong các vấn đề quốc tế. Trật tự đa cực – ý tưởng cho rằng có nhiều cường quốc quan trọng trên toàn cầu, chứ không phải chỉ một vài siêu cường – đang được các nhà lãnh đạo, CEO, và học giả coi là tương lai. Tin tức khắp nơi đang gợi ý tầm quan trọng ngày càng tăng của các cường quốc tầm trung, từ Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil đến Hàn Quốc và Australia.

Cảnh tượng một khu chung cư đổ nát sau cuộc giao tranh giữa các lực lượng Ukraine và Nga ở Borodyanka, Ukraine, tháng 4/2022

Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (Phần 2)

Cuộc chiến ở Ukraine mang đến nhiều bài học, nhưng có lẽ bài học quan trọng nhất là: trật tự toàn cầu không phải vốn dĩ đã vững chắc, hay vốn dĩ rất mong manh. Sức mạnh của nó chính là sức mạnh của những người coi trọng nó, và có thể tập hợp cùng nhau để duy trì nó khi bị thử thách.

Một binh lính Ukraine ôm quả đạn súng cối, Donetsk, Ukraine, tháng 2/2023. Ảnh: Marko Djurica / Reuters

Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (Phần 1)

Hiểu rõ những gì có thể xảy ra ở Ukraine là việc làm cần thiết khi xung đột bước sang năm thứ hai. Chỉ bởi vì cuộc chiến đang diễn ra theo hướng tích cực đối với Ukraine và thế giới phương Tây không có nghĩa là mọi thứ sẽ tiếp tục diễn ra theo ý muốn của họ.

Chiến tranh là một trong những điều ngẫu nhiên nhất của nhân loại, và kết quả của cuộc chiến này phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định trong tương lai, cũng như các quyết định đã được đưa ra cho đến nay.

Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long thận trọng về việc coi xung đột Nga-Ukraine như một cuộc chiến giữa các nền dân chủ và các chế độ chuyên chế. Ảnh: Nikkei - Takashi Nakano

Thủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều phải chơi theo luật

Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long gần đây đã có cuộc phỏng vấn độc quyền trước khi xuất hiện tại Hội Nghị Tương Lai Châu Á hàng năm của Nikkei ở Tokyo.

Trò chuyện với Tổng Biên Tập Nikkei Tetsuya Iguchi, vị lãnh đạo đã chia sẻ suy nghĩ của mình về mọi thứ, từ tác động của cuộc xung đột Ukraine và lạm phát, đến các hiệp định thương mại và sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại Đại Học George Washington University hôm 26/5, rằng để đối phó có hiệu quả với cuộc cạnh tranh từ Trung Quốc, Mỹ phải tập trung đầu tư nâng cao năng lực của chính nước Mỹ, mở rộng liên kết quốc tế, và từ đó cạnh tranh mạnh mẽ với Trung Quốc trong công cuộc bảo vệ trật tự thế giới. Ảnh: Alex Wong/ Getty Images

Hoa Kỳ tái định hình cuộc cạnh tranh với Trung Quốc

Trong bài phát biểu khá dài của mình, Ngoại Trưởng Blinken trình bày một phương hướng mới mà ông tóm tắt trong ba chữ: Invest (đầu tư), align (liên kết) và compete (cạnh tranh). Theo quan điểm mới này, để đối phó có hiệu quả với cuộc cạnh tranh từ Trung Quốc, Hoa Kỳ phải tập trung đầu tư nâng cao năng lực của chính nước Mỹ, mở rộng liên kết quốc tế, đặc biệt là các liên minh về an ninh và đối tác về kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và từ đó cạnh tranh mạnh mẽ với Trung Quốc trong công cuộc bảo vệ trật tự thế giới.

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken. Ảnh: Facebook Việt Tân

Ngoại Trưởng Mỹ Blinken: Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài cho trật tự thế giới

Hôm 26 tháng Năm, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã có bài diễn văn trình bày chính sách của chính quyền Biden đối với Trung Quốc, cho thấy Hoa Kỳ vẫn tập trung vào mối đe dọa lâu dài mà Trung Quốc gây ra đối với trật tự quốc tế, ngay cả khi cuộc chiến ở Ukraine đang thu hút sự chú ý toàn cầu.

Một buổi thượng kỳ ở Bắc Kinh, tháng 8/2008. Ảnh: Jerry Lampen/ Reuters

Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình trật tự thế giới mới như thế nào? (P1)

Trật tự thế giới đang sụp đổ, và ai cũng có ý kiến riêng về việc giải quyết tình trạng này. Một số người cho rằng Mỹ chỉ cần tái khởi động nỗ lực lãnh đạo trật tự tự do mà nước này đã giúp thiết lập từ 75 năm trước. Số khác nói rằng các cường quốc cần chung tay hướng dẫn cộng đồng quốc tế bước vào kỷ nguyên mới của hợp tác đa cực. Lại cũng có những người vẫn kêu gọi phân chia thế giới thành những vùng ảnh hưởng nhất định.

Điểm chung của tất cả các quan điểm này là giả định rằng quản trị toàn cầu là thứ có thể được thiết kế và áp chế từ trên xuống.