Ngoại Trưởng Mỹ Blinken: Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài cho trật tự thế giới

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken. Ảnh: Facebook Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm 26 tháng Năm, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã có bài diễn văn trình bày chính sách của chính quyền Biden đối với Trung Quốc, cho thấy Hoa Kỳ vẫn tập trung vào mối đe dọa lâu dài mà Trung Quốc gây ra đối với trật tự quốc tế, ngay cả khi cuộc chiến ở Ukraine đang thu hút sự chú ý toàn cầu.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói: “Trung Quốc là quốc gia duy nhất có ý định định hình lại trật tự quốc tế và ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để làm điều đó.”

Ông Blinken mô tả mối quan hệ Mỹ – Trung là “một trong những mối quan hệ phức tạp nhất và tạo nhiều ảnh hưởng nhất” nhưng nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không muốn xung đột hoặc một cuộc chiến tranh lạnh mới.

“Ngược lại, chúng tôi quyết tâm tránh cả hai,” ông Blinken nói. “Chúng tôi không tìm cách ngăn Trung Quốc đóng vai trò là một cường quốc, cũng như không ngăn Trung Quốc hoặc bất kỳ quốc gia nào khác, phát triển kinh tế hoặc thúc đẩy lợi ích của người dân.”

Blinken nói Trung Quốc có được sự tiến bộ của mình một phần nhờ vào sự ổn định và cơ hội mà trật tự quốc tế đã mang lại, nhưng thay vì cố gắng hồi sinh các thể chế đã tạo nên thành công của họ, Bắc Kinh đang phá hoại các thể chế này.

Ông nói tiếp, dưới thời Chủ Tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã “đàn áp mạnh tay hơn ở trong nước và trở nên hung hăng hơn ở bên ngoài.”

Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhắc đến việc Bắc Kinh đã hoàn thiện hệ thống giám sát hàng loạt bên trong nước và xuất khẩu công nghệ đó sang hơn 80 quốc gia. Về sự hung hăng của Trung Quốc, ông Blinken nhắc đến việc Bắc Kinh thúc đẩy các yêu sách chủ quyền trái pháp luật ở Biển Đông, phá hoại hòa bình và an ninh, tự do hàng hải và thương mại.

Trung Quốc còn tìm cách cách lách hoặc vi phạm các quy tắc thương mại, gây hại cho người lao động và các công ty ở Hoa Kỳ cũng như trên toàn thế giới. Và Bắc Kinh luôn nói rằng họ bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ nhưng lại đi ủng hộ các chính phủ vi phạm các điều này một cách trắng trợn.

Để giải quyết những thách thức mà Trung Quốc đặt ra, ông Blinken đã đề ra một chiến lược gồm ba phần: Đầu tư, liên kết và cạnh tranh.

Có nghĩa là, chính quyền Biden sẽ tập trung đầu tư vào những nền tảng tạo nên sức mạnh của quốc gia, đó là khả năng cạnh tranh, sự sáng tạo đổi mới, nền dân chủ.

Chính quyền Biden sẽ hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác Châu Á và Châu Âu trong nhiều lĩnh vực bao gồm nhân quyền, để hành động với mục đích chung và vì lý do chung.

Và nhờ sự tăng cường đầu tư trong nước và sự liên kết chặt chẽ hơn với các đồng minh và đối tác, Hoa Kỳ sẽ ở vị trí tốt để cạnh tranh với Trung Quốc trong các lĩnh vực quan trọng, để bảo vệ lợi ích của mình và xây dựng tầm nhìn cho tương lai.

Cuối diễn văn, ông Blinken nói “với người dân Trung Quốc” rằng “chúng tôi sẽ cạnh tranh với sự tự tin; chúng tôi sẽ hợp tác bất cứ khi nào có thể; chúng tôi sẽ cạnh tranh khi cần thiết. Chúng tôi không tìm kiếm xung đột.”

“Không có lý do gì mà các quốc gia vĩ đại của chúng ta không thể cùng tồn tại một cách hòa bình, cùng nhau chia sẻ và đóng góp vào sự tiến bộ của nhân loại.”

Facebook Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.