Ngoại Trưởng Blinken

Ngoại trưởng Antony Blinken (trái) của Mỹ bắt tay Ngoại trưởng Mukhtar Tleuberdi của Kazakhstan tại cuộc họp báo ở Astana, Kazakhstan, hôm 28/2/2023. Ảnh: Olivier Douliery/ Pool/ AFP via Getty Images

Trung Á – nơi tham vọng của Putin tàn lụi

Di sản ông Putin muốn để lại trong lịch sử nước Nga là một “siêu cường,” một cực của thế giới đa cực thay cho cái trật tự quốc tế mà Hoa Kỳ thống trị nhiều chục năm qua.

Nhưng cuộc chiến Ukraine làm tan biến ảo vọng đó. Nga chẳng những không lớn lên mà càng lúc càng bị cô lập. Nếu Nga bị đánh bại trong cuộc chiến này – điều hoàn toàn có thể xảy ra – thì ông Putin chẳng những không trở thành một hậu thân của Peter Đại Đế mà còn là một tội đồ của lịch sử.

Kế hoạch bí mật giúp Tòa Bạch Ốc đi trước Nga một bước

Mới đây, Ngoại Trưởng Blinken và một số giới chức khác đã cung cấp cho nhà báo của The Washington Post nhiều thông tin chi tiết mới mô tả một loạt các “cuộc họp hậu trường” trong năm qua đã giúp tạo nên liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu để hỗ trợ Ukraine.

Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại Đại Học George Washington University hôm 26/5, rằng để đối phó có hiệu quả với cuộc cạnh tranh từ Trung Quốc, Mỹ phải tập trung đầu tư nâng cao năng lực của chính nước Mỹ, mở rộng liên kết quốc tế, và từ đó cạnh tranh mạnh mẽ với Trung Quốc trong công cuộc bảo vệ trật tự thế giới. Ảnh: Alex Wong/ Getty Images

Hoa Kỳ tái định hình cuộc cạnh tranh với Trung Quốc

Trong bài phát biểu khá dài của mình, Ngoại Trưởng Blinken trình bày một phương hướng mới mà ông tóm tắt trong ba chữ: Invest (đầu tư), align (liên kết) và compete (cạnh tranh). Theo quan điểm mới này, để đối phó có hiệu quả với cuộc cạnh tranh từ Trung Quốc, Hoa Kỳ phải tập trung đầu tư nâng cao năng lực của chính nước Mỹ, mở rộng liên kết quốc tế, đặc biệt là các liên minh về an ninh và đối tác về kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và từ đó cạnh tranh mạnh mẽ với Trung Quốc trong công cuộc bảo vệ trật tự thế giới.

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken. Ảnh: Facebook Việt Tân

Ngoại Trưởng Mỹ Blinken: Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài cho trật tự thế giới

Hôm 26 tháng Năm, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã có bài diễn văn trình bày chính sách của chính quyền Biden đối với Trung Quốc, cho thấy Hoa Kỳ vẫn tập trung vào mối đe dọa lâu dài mà Trung Quốc gây ra đối với trật tự quốc tế, ngay cả khi cuộc chiến ở Ukraine đang thu hút sự chú ý toàn cầu.

Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken và trích đoạn phát biểu của ông ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 9/8/2021. Ảnh: Facebook US Embassy Hanoi

Nhiều người Việt ủng hộ phát biểu của Ngoại Trưởng Mỹ phản đối sự bắt nạt ở Biển Đông

Ngoại Trưởng Blinken phát biểu tại kỳ họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hôm 9/8:

“Một số ý kiến cho rằng việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông không phải là việc của Hoa Kỳ hay bất kỳ quốc gia nào không phải là bên có tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và vùng biển. Nhưng đây là việc, là hơn thế nữa, là trách nhiệm của mỗi quốc gia thành viên trong việc bảo vệ các quy tắc mà tất cả chúng ta đã đồng thuận tuân thủ và giải quyết các tranh chấp hàng hải một cách hòa bình.”

Ông Phan Trọng Nghĩa ở TP.HCM viết trong một bình luận: “Cảm ơn ông, đã nói lên những lời mà chúng tôi cũng muốn nói.”

Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken tại buổi công bố "Báo Cáo Thường Niên về Tình Hình Nhân Quyền Thế Giới" của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm 30/3/2021. Ảnh: AFP

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố báo cáo nhân quyền hằng năm: ‘Việt Nam đang sử dụng công nghệ mới để theo dõi, quấy rối công dân’*

Báo cáo về tình hình thực hiện nhân quyền quốc gia lần thứ 45 của Bộ Ngoại Giao Mỹ nêu rõ chính phủ Việt Nam đang áp dụng một loạt các biện pháp hạn chế quyền tự do Internet. Các biện pháp đó gồm kiểm duyệt nội dung trực tuyến, ngăn chặn các website trong nước và nước ngoài bị cho không phù hợp; hạn chế và làm gián đoạn quyền truy cập vào Internet, bắt giữ và áp đặt các bản án hình sự đối với những người đăng tải những thông tin chỉ trích chỉnh phủ hoặc bày tỏ quan điểm khác biệt trên Internet. Đặc biệt, báo cáo cũng chỉ ra rằng, chính phủ Việt Nam đang “dày công” kiểm soát thông tin cá nhân và việc sử dụng Internet hàng ngày của người dân.

Hai phái đoàn ngoại giao cấp cao Mỹ và Trung Quốc gặp nhau lần đầu tiên dưới thời chính phủ Biden tại thành phố Anchorage, Alaska, hôm 18/03/2021. Tại đây, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) nói như mắng vào mặt phái đoàn Mỹ: “Hoa Kỳ không có tư cách và phẩm chất để nói chuyện với Trung Quốc từ vị trí của kẻ mạnh.” Ảnh: Frederic J. Brown/ AP

Mỹ-Trung lôi kéo đồng minh, lập thế trận toàn cầu mới

Sau bốn năm nước Mỹ tự cô lập dưới thời ông Donald Trump, ông Biden và đội ngũ ngoại giao của mình đã liên tục làm việc với các đồng minh ở Châu Á (Nhật, Nam Hàn, Ấn Độ, Úc), Châu Âu (NATO, Anh, Liên Âu) về giải pháp cho các vấn đề toàn cầu, từ đại dịch COVID-19, chống biến đổi khí hậu, giải trừ vũ khí hạt nhân và đặc biệt là sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc.

Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken (thứ 2 bên phải) cùng Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Jake Sullivan (phải), tại bàn hội nghị đối diện ông Dương Khiết Trì (thứ 2 bên trái) và Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái), tại phiên khai mạc hội nghị Mỹ-Trung ở Anchorage, Alaska, 18/3/2021. Ảnh: AP

Đụng độ ngoại giao tại hội nghị cấp cao Mỹ-Trung ở Alaska

Trong khi về phần lớn chính phủ Biden chưa hoàn tất đường hướng chính sách đối với Trung Quốc, kể cả giải quyết như thế nào vấn đề áp thuế lên các sản phẩm Trung Quốc mà chính phủ Trump đã thực thi, chính phủ Biden cho tới nay nhấn mạnh tầm quan trọng của các giá trị dân chủ, và những hành động vi phạm nhân quyền mà Trung Quốc bị cáo buộc.

Trung Quốc mạnh mẽ chống đối việc Mỹ can thiệp vào “các vấn đề nội bộ” của họ, như vấn đề Đài Loan, Hong Kong và Tân Cương.

Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Antony Blinken.

Hoa Kỳ trừng phạt 24 quan chức Trung Quốc ngay trước cuộc đối thoại cấp cao của hai nước

Hoa Kỳ trừng phạt các quan chức Trung Quốc liên quan đến việc làm xói mòn nền dân chủ ở Hong Kong, ngay trước cuộc họp ở Alaska, là cuộc họp đầu tiên giữa các nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc và Hoa Kỳ kể từ khi Tổng Thống Biden nhậm chức.

Về mặt ngoại giao, thời điểm đưa ra quyết định trừng phạt rõ ràng là có chủ đích, cho thấy chính quyền Biden không ngần ngại đối đầu với Trung Quốc.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken. Ảnh: AP

Quan chức ngoại giao và quốc phòng Hoa Kỳ công du Đông Á

Ngoại Trưởng Mỹ Blinken đang trong chuyến công du Nhật Bản và Hàn Quốc cùng với Bộ Trưởng Quốc Phòng Austin trong nỗ lực củng cố các liên minh của Washington ở châu Á, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của các thành viên cấp cao nhất của chính quyền Biden.