Hoa Kỳ trừng phạt 24 quan chức Trung Quốc ngay trước cuộc đối thoại cấp cao của hai nước

Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Antony Blinken.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Như để nhấn mạnh phản đối đưa ra trước đây, hôm 17 tháng Ba, Hoa Kỳ trừng phạt các quan chức Trung Quốc liên quan đến việc làm xói mòn nền dân chủ ở Hong Kong, ngay trước các cuộc họp ở Alaska, là cuộc họp đầu tiên giữa các nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc và Hoa Kỳ kể từ khi Tổng Thống Biden nhậm chức.

Về mặt ngoại giao, thời điểm đưa ra quyết định trừng phạt rõ ràng là có chủ đích, cho thấy chính quyền Biden không ngần ngại đối đầu với Trung Quốc.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tuyên bố, sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính đối với một loạt các quan chức, bao gồm cả Wang Chen một thành viên của Bộ Chính Trị 25 người của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, liên quan đến một vấn đề mà Bắc Kinh đã nhiều lần nói là vấn đề chính trị nội bộ. Các biện pháp trừng phạt trước đó do chính quyền Trump áp đặt đã cấm các quan chức này đến Hoa Kỳ và đóng băng tài sản của họ ở Mỹ.

Ngoại Trưởng Antony J. Blinken, người đang công du Nhật Bản và Nam Hàn cùng với Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd J. Austin, cho biết quyết định này là phản ứng đối lại nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm làm xói mòn quyền tự trị của Hong Kong bằng cách viết lại luật bầu cử của đặc khu nầy và áp đặt các thay đổi thông qua cơ quan lập pháp bị nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng Sản.

Ông nói thêm rằng Anh Quốc đã tuyên bố những sửa đổi luật bầu cử là vi phạm thỏa thuận để trả lại chủ quyền của thuộc địa cũ của Anh cho Trung Quốc vào năm 1997.

Ông Wang Chen là người đã dẫn đầu các sửa đổi lập pháp được thông qua vào tuần trước, cho đến nay là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc bị nhắm đến.

Nhìn chung, các biện pháp trừng phạt mới nhất của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến 14 phó chủ tịch Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Trung Quốc – cơ quan vừa kết thúc cuộc họp thường niên tại Bắc Kinh – và các quan chức từ bộ phận an ninh quốc gia của lực lượng Cảnh Sát Hong Kong, Văn Phòng các vấn đề Hong Kong và Ma Cao, và Văn Phòng Bảo Vệ An Ninh Quốc Gia.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Zhao Lijian, hôm thứ Tư 17 tháng Ba nói rằng việc trừng phạt liên quan đến Hong Kong “phơi bày ý đồ thâm độc của Hoa Kỳ nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.”

Ông Blinken và các quan chức chính quyền Hoa Kỳ khác đã tìm cách làm nổi bật cách hành xử gần đây của Trung Quốc đối với một số vấn đề không chỉ liên quan đến Hoa Kỳ mà cả với các quốc gia khác.

Khi bắt đầu cuộc họp với ngoại trưởng Nam Hàn hôm thứ Tư 17 tháng Ba, Ngoại Trưởng Blinken đã đề cập đến Trung Quốc cùng với Myanmar, Bắc Hàn và các quốc gia khác, nơi ông cho rằng các chính phủ cầm quyền đang đe dọa nền dân chủ và ổn định.

Ông Blinken nói với Ngoại Trưởng Nam Hàn Chung Eui-yong: “Trung Quốc đang sử dụng sự ép buộc và gây hấn để làm xói mòn quyền tự trị ở Hong Kong một cách có hệ thống, phá hoại nền dân chủ ở Đài Loan, vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và Tây Tạng và khẳng định các yêu sách hàng hải, vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông...”

Bên cạnh đó, một trong những cố vấn cấp cao của ông Biden về châu Á, ông Kurt M. Campbell, nói với The Sydney Morning Herald rằng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ không được cải thiện cho đến khi Bắc Kinh nhượng bộ trong cuộc chiến gây áp lực kinh tế chống lại Úc.

Những nhận xét này như vậy đã làm hài lòng các đồng minh truyền thống của Mỹ và khuấy động sự tức giận ở Trung Quốc.

Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Biden, Jake Sullivan và Ngoại Trưởng Blinken dự kiến sẽ gặp các nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Yang Jiechi và Wang Yi, tại Alaska vào thứ Năm 18 tháng Ba.

(Theo The New York Times)

FB Việt Tân

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.