Mỹ tiếp tục khẳng định công nhận phán quyết của Tòa CPA về Biển Đông

Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ Jake Sullivan. Ảnh: AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tinh thần “nhất quán-công nhận-tôn trọng” của Hoa Kỳ

Philstar.com, vào ngày 22/2, loan tin Hoa Kỳ và Philippines thảo luận các cơ hội để tăng cường liên minh vào khi Chính quyền Tổng thống Joe Biden tái khẳng định sự công nhận về phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) hồi năm 2016 về Biển Đông là “cuối cùng và ràng buộc pháp lý đối với tất cả các bên.”

Thông tin này được đề cập trong cuộc điện đàm giữa Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan và người đồng nhiệm Philippines Hermogenes Esperon.

Đài RFA ghi nhận truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 23/2 cho rằng việc Chính quyền Tổng thống Joe Biden tái khẳng định công nhận phán quyết của Tòa PCA về Biển Đông là một động thái bất ngờ và gây nhiều chú ý.

Báo mạng Thanh Niên Online trích lời của PGS. Stephen Robert Nagy, ở Canada, qua cuộc trao đổi vào chiều ngày 22/2, nhận xét rằng Chính quyền của ông Biden đưa ra tuyên bố đó nhằm chứng tỏ Mỹ sẽ đứng về phía các đồng minh như Philippines trong các vấn đề về Biển Đông và thậm chí hơn thế nữa.

PGS. Stephen Robert Nagy đồng thời còn chỉ ra cùng với các tuyên bố của Chính quyền Tổng thống Joe Biden về quần đảo tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc là Senkaku/Điếu Ngư, về Đài Loan, Hong Kong… cho thấy Mỹ rõ ràng không chấp nhận các yêu sách bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Vào tối hôm 24/2, TS. Hà Hoàng Hợp, chuyên gia nghiên cứu cao cấp, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á – ISEAS, Singapore, nêu lên nhận định của ông với RFA về thông tin liên quan:

“Thứ nhất, tinh thần đấy là tinh thần từ trước đến nay của Mỹ vẫn thống nhất và nhất quán trong việc tôn trọng và công nhận phán quyết từ năm 2016 của Tòa PCA đối với Philippines. Đấy là nhất quán-công nhận-tôn trọng. Thực ra hồi năm 2016, Mỹ mới nói là công nhận thôi và chưa nói mạnh như năm 2017, 2018 và 2019. Và đến ngày 13/7/2020, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo của Chính quyền Tổng thống thống Trump đã nói rất rõ về quan điểm của nước Mỹ về phán quyết này. Bây giờ thì tiếp theo là Cố vấn An ninh Quốc gia của Chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng tái khẳng định điều này với Philippines. Chắc là chỉ trong một thời gian ngắn nữa, Hoa Kỳ sẽ liên lạc với Việt Nam về vấn đề này.”

TS. Hà Hoàng Hợp nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ sớm liên lạc với Việt Nam; bởi vì Bộ Ngoại giao Mỹ, vào ngày 24/2, công bố vấn đề nhân quyền được đặt là trung tâm trong chính sách đối ngoại. Do đó, nhà nghiên cứu độc lập – TS. Hà Hoàng Hợp cho rằng chắc chắc phía Mỹ sẽ liên lạc với Việt Nam để thông báo về chính sách đối ngoại liên quan vấn đề nhân quyền và Biển Đông.

Mỹ tiếp tục thực hành FONOP ở Biển Đông

Bản tin của Philstar.com, vào ngày 22/2 cũng đề cập đến Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (USINDOPACOM) tuyên bố chiếc khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS Russell thực hành tuần tra tự do hàng hải ở quần đảo Trường Sa là phù hợp với luật pháp quốc tế, mặc dù Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan yêu cầu tàu quân đội nước ngoài phải thông báo trước hoặc được phép, bao gồm tàu quân đội Hoa Kỳ, đi qua một cách vô hại.

Hiện tại, có sáu nước tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa bao gồm Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines.

Về tuyên bố vừa nêu, TS. Hà Hoàng Hợp nhận định:

“Theo luật quốc tế, Việt Nam có mấy cái đảo vẫn còn nằm trong tranh chấp ở Trường Sa thì không thuộc vào được công nhận theo luật quốc tế. Cho nên, người Mỹ hiểu là họ có thể đi vào vùng dưới 12 hải lý cách các hòn đảo ấy. Trong vòng 12 hải lý thì Việt Nam không thể phản đối được. Bởi vì qua những tuyên bố của Chính phủ Việt Nam mà tôi theo dõi và nhận thấy rất rõ rằng Việt Nam ủng hộ việc tuần tra tự do hàng hải, nhưng Việt Nam cũng nhắc nhở làm sao phải phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam có bao giờ phản đối Mỹ tuần tra tự do hàng hải đâu. Tôi chưa thấy.”

TS. Hà Hoàng Hợp nói thêm rằng Việt Nam từ trước đến nay không tuyên bố tham gia vào tuần tra tự do hàng hải đó và cũng không giải thích lý do vì sao. Tuy nhiên, Việt Nam kiên định với chính sách đối ngoại hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế cả trong vấn đề Biển Đông.

Mặc dù vậy, cũng có những ý kiến quan ngại về động thái Việt Nam củng cố căn cứ ở Trường Sa nhằm “tạo hao tổn” cho Trung Quốc.

Trong một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Hoa Kỳ và Công ty Simularity, được công bố gần đây cho thấy Việt Nam trong những năm vừa qua đã tiếp tục xây dựng củng cố các thực thể ở quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đang chiếm đóng.

Ông Gregory Poling là Giám đốc của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI), trong cuộc phỏng vấn với RFA, vào ngày 22/2 nhận định rằng “Việt Nam trong những năm vừa qua có vẻ chú trọng vào việc xây dựng, làm kiên cố các đảo và cả các tiền đồn nhỏ hơn của họ. Mục đích là để ngăn chặn sự gây hấn có thể xảy ra từ phía Trung Quốc.”

Ông Gregory Poling nhấn mạnh:

“Những gì Việt Nam có thể làm được là hiện đại hóa năng lực của mình đủ để có thể áp đặt tốn kém lên Trung Quốc. Việt Nam có lẽ trên thực tế sẽ không bao giờ có thể nâng cấp đến mức độ mà có thể thực sự thắng một cuộc đối đầu tại Trường Sa. Nhưng họ có thể làm cho cuộc đụng độ ở đây trở nên rất tốn kém đối với Trung Quốc. Và như vậy, họ đã tạo ra một sự răn đe. Trung Quốc luôn phải biết rằng nếu quyết định bước qua ngưỡng cửa đó và sử dụng bạo lực với Việt Nam, thì Việt Nam có thể đánh vào tàu Trung Quốc trên biển, Việt Nam có thể tấn công các đảo của Trung Quốc tại Trường Sa. Có thể không diễn ra trong một thời gian kéo dài, nhưng có thể gây tốn thất (đối với Trung Quốc) trong một thời gian.”

TS. Hà Hoàng Hợp tiếp lời liên quan nhận định vừa rồi của Giám đốc của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI):

“Ông Gregory Poling nói đúng vào chỗ nếu xảy ra chiến tranh thì Việt Nam sẽ làm Trung Quốc tổn thất và thậm chí Việt Nam có thể thắng Trung Quốc. Bởi vì trong trường hợp không được phép sử dụng vũ khí hạt nhân thì rất khó cho người Trung Quốc có thể thắng Việt Nam bằng bất cứ kiểu gì. Trung Quốc từ năm 1951 đến giờ không đánh nhau với nước nào. Đánh nhau với Việt Nam thì bị thua. Còn phía Việt Nam thì phải liên tục đề phòng với Trung Quốc. Việt Nam không bao giờ thích chiến tranh, nhưng phải chuẩn bị.”

Song song đó, TS. Hà Hoàng Hợp lập luận rằng Việt Nam và Mỹ sẽ có sự cân nhắc kỹ lưỡng liên quan hợp tác trong vấn đề Biển Đông trong thời gian bốn năm tới. Bởi do,

Tôi tin rằng quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam có thể nói từ trước năm 1954 đến nay thì hai phía rất hiểu nhau và trong thời gian tới cũng có thể xuất hiện những vấn đề gọi là ‘lo ngại.’ Nhưng nhìn chung thì quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam chỉ có thể tốt lên, chứ không thể nào yếu và xấu đi được.”

Truyền thông Nhà nước Trung Quốc, vào ngày 24/2, loan tin có it nhất 10 máy bay ném bom hiện đại của lực lượng hải không quân, thuộc Chiến khu miền Nam của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tập trận ngoài biển vào ngay sau kỳ nghỉ năm mới. Đây là một động thái được cho là nhằm răn đe Mỹ và các nước đồng minh tại khu vực Biển Đông.

Nguồn: RFA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.