Trung Quốc hung hăng trên Biển Đông

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Hình chụp ngày 22/9/2023 cho thấy tàu tuần duyên Trung Quốc chặn ngang trước mũi tàu Philippines gần Bãi Cỏ Mây trên Biển Đông. Ảnh: Ted Aljibe/AFP via Getty Images

Biển Đông: Căng thẳng Trung Quốc-Philippines gia tăng

Lợi dụng lúc Hoa Kỳ chú tâm vào cuộc chiến mới bùng phát ở Trung Đông, Trung Quốc đẩy mạnh thủ đoạn xâm chiếm Biển Đông bằng việc gia tăng các hành động gây hấn với Philippines.

Hai tàu hải quân Nhật Bản JS Kashima và JS Shimayuki tập trận với tàu sân bay USS Ronald Reagan của hải quân Mỹ ở Biển Đông, ngày 7/7/2020. Ảnh minh họa: US Navy via Reuters

Biển Đông là địa bàn trọng yếu nhằm đề kháng sự bành trướng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Thái tử và Vương phi Nhật Bản sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20 đến 25 tháng 9 tới đây. Trước đó, hôm 23/8, ông Matsuo Yamaguchi, lãnh đạo Đảng Komeito, Nhật Bản, đã đến thăm Việt Nam để “thắt chặt quan hệ Việt-Nhật.” Sau đó ông Yamaguchi đã hủy chuyến thăm Trung Quốc ngày 26/8, 2023.

Trước những diễn biến đó, RFA phỏng vấn TS. Nagao Satoru ở Hudson Institute về quan hệ Việt Nam-Nhật Bản.

Tư lệnh Hạm đội 7 Hải quâm Mỹ, Phó Đô đốc Karl Thomas tuyên bố hành vi hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông phải được thách thức và kiểm soát. Ảnh: AP

Hải quân Mỹ: Phải thách thức hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông

“Hành vi hung hăng” của Trung Quốc ở Biển Đông, bao gồm việc lực lượng tuần duyên của Bắc Kinh dùng vòi rồng nhắm vào tàu Philippines, phải bị thách thức và kiểm soát, Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ tuyên bố ngày 27/8.

Phó Đô đốc Karl Thomas đảm bảo với Philippines về sự ủng hộ của Hoa Kỳ khi đối mặt với “những thách thức chung” trong khu vực, rằng: “Lực lượng của tôi có mặt ở đây là có lý do.”

Trong một cuộc tập trận hôm 26/8/2020, Trung Quốc phóng một hỏa tiễn chống hạm DF-26 (trong hình) từ Qinghai (tỉnh Thanh Hải, Tây Bắc Trung Quốc) vào Biển Đông, theo một nguồn tin thân cận quân đội Trung Quốc. Ảnh: SCMP/ Reuters

Trung Quốc muốn gì qua việc phóng 4 hoả tiễn vào Biển Đông?

Thái độ hung hăng của Bắc Kinh không chỉ mang tính khiêu khích đối với Hoa Kỳ mà còn đưa ra một thông điệp rằng Trung Quốc sẵn sàng nhả đạn nếu Hoa Kỳ muốn. Hay nói cách khác như Hoàn Cầu Thời Báo huênh hoang: “Trung Quốc không sợ động binh đao!”

Tại sao ngay trong thời gian này, Trung Quốc lại cho thế giới thấy sự cố tình leo thang các hành động quân sự của mình trên Biển Đông?

Thượng Tướng Võ Tiến Trung, cựu Giám Đốc Học Viện Quốc Phòng, hình chụp tháng 1/2016. Ảnh: Báo mạng Thanh Niên

Ông Tướng đứng chàng hảng

Một người mang danh tướng lãnh cao cấp của quân đội mà không thấy được sự thâm hiểm của Bắc Kinh, không phân biệt được bạn, thù lại đánh đồng Trung Cộng và Mỹ là “hai quốc gia gây ra sự bất ổn và căng thẳng ở Biển Đông!” Lập luận này chẳng những ấu trĩ mà còn cho thấy trong quân đội Việt Nam có không ít tướng tá có cùng suy nghĩ như ông Thượng Tướng Võ Tiến Trung, coi nhiệm vụ bảo vệ biển đảo không phải của mình.

Trung Quốc trong công hàm gởi Tổng Thư Ký LHQ hôm 17/4/2020 viện dẫn bản công hàm ngày 14/9/1958 Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai như bằng chứng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lúc đó.

Tại sao “Công Hàm Phạm Văn Đồng” là công hàm bán nước?

Khi bản tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc ra đời (năm 1958), Hà Nội coi đây như một trong nhiều cơ hội đền ơn đáp nghĩa, đã vội vàng rơi vào cái bẫy của người “bạn quý.” Để ngày nay hơn nửa thế kỷ sau, cứ mỗi lần nghe Trung Quốc trưng dẫn Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như một minh chứng sự thừa nhận chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc, Việt Nam lại lâm vào tình cảnh của một người há miệng mắc quai.

Phạm Minh Hoàng: Việt Nam cần làm gì để ngăn cản Trung Quốc ở Biển Đông

Trong chương trình Câu Chuyện Trong Tuần kỳ nầy, ông Phạm Minh Hoàng nói về tình hình Biển Đông, về gói cứu trợ cho thành phần người dân nghèo khó của chính phủ.

Ông cũng chia sẻ những suy nghĩ của ông về vụ người phụ nữ bán rau bị bà phó chủ tịch phường Bãi Cháy (thuộc thành phố Hạ Long, Quảng Ninh) đã có những lời lẽ xúc phạm chỉ vì vi phạm quy định cách ly toàn xã hội.