tuyên bố của Hoa Kỳ về Biển Đông

Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink. Ảnh: VOA/Youtube

Đại sứ Kritenbrink: Chính sách Biển Đông của Mỹ ‘vẫn tiếp tục’ sau bầu cử

Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink phát biểu rằng những biện pháp cứng rắn hơn với Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian gần đây là sự tiếp nối chính sách của Washington đã có từ lâu và “sẽ được tiếp tục trong nhiều năm tới.”

…Trang SCMP [South China Morning Post] hôm 3/9 có bài phỏng vấn các chuyên gia Hoa Kỳ nói rằng “chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc sẽ không thay đổi mấy” dù đương kim Tổng Thống Donald Trump của đảng Cộng Hòa hay cựu Phó Tổng Thống Joe Biden của đảng Dân Chủ đắc cử trong cuộc bầu cử 3/11 sắp tới.

Vì sao VTV chiếu phim đánh nhau với Trung Cộng ở biên giới năm 1979 vào lúc này?

Phim được thuyết minh bằng những lời lẽ nặng nề hiếm có đối với Trung Cộng. Như gọi Trung Cộng là nó, là địch với giọng điệu mạt sát, tấn công thẳng vào hành vi xâm lược của Bắc Kinh vào năm 1979.

Dư luận lấy làm lạ với sự trình chiếu này, vì nó không thể bắt nguồn từ mong muốn phục vụ khán giả của VTV hay sự xoay chiều trong chính sách của đảng cầm quyền.

Các tàu chiến Mỹ USS America, USS Bunker Hill và USS Barry cùng tàu chiến Úc HMAS Parramatta trong một cuộc tập trận chung trên Biển Đông 13/4/2020. Ảnh: Nicholas Huynh/ Navy

Úc gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Úc hôm 23/7 gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc (LHQ) phản đối yêu sách chủ quyền đối với “vùng nước lịch sử” của Trung Quốc ở Biển Đông.

Như vậy, bắt đầu từ sau công văn của Malaysia gửi lên LHQ đăng ký thềm lục địa mở rộng của nước này ở vùng bắc Biển Đông hồi tháng 12 năm ngoái, đến nay đã có 5 nước chính thức lên tiếng phản đối các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông. Đó là các nước Việt Nam, Philippines, Indonesia, Mỹ và Úc.

Bộ Trưởng Ngoại Giao CSVN Phạm Bình Minh (phải) tiếp người đồng nhiệm phía Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh chụp VTC News

CSVN khuyên Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn nên “kiểm soát bất đồng” ở Biển Đông

Trong bối cảnh Hoa Kỳ thể hiện lập trường cương quyết bảo vệ một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương rộng mở, Việt Nam không còn nhiều thời gian và sự chọn lựa trước khi Trung Quốc tiến xa hơn trong hành động buộc Việt Nam bước sâu hơn vào thời kỳ Bắc Thuộc cuối cùng. Hoà bình và ổn định khu vực sẽ không đến từ tham vọng bành trướng của tập đoàn lãnh đạo Trung Nam Hải.

Cho nên đề nghị của Bộ Trưởng Phạm Bình Minh rằng: “hai bên kiểm soát tốt bất đồng” không mang một ý nghĩa tích cực nào cho việc bảo vệ biển đảo, mà rốt cuộc chỉ đẩy Việt Nam đi giữa hai lằn đạn mà thôi.

Ngoại Trưởng Hoa Lỳ Michael Pompeo. Ảnh: CNN

Vì sao Hoa Kỳ chọn thế “đối đầu” với Trung Cộng ở Biển Đông vào lúc này

Tuyên bố của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ hôm 13 tháng Bảy đã đẩy cuộc xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày một trở nên gay gắt, nhưng ngược lại đây là cơ hội mà Việt Nam thể hiện tính độc lập, toàn vẹn chủ quyền để nộp hồ sơ pháp lý lên Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển, nhằm dùng chính luật pháp quốc tế bảo vệ sinh mệnh của bà con  ngư dân và bảo vệ tài nguyên hải sản, dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam đã được quốc tế công nhận.

Tàu khu trục có trang bị tên lửa dẫn đường USS Ralph Johnson của hải quân Mỹ. Ảnh: National Reviews

Tuyên bố cứng rắn của Hoa Kỳ về Biển Đông mở đường cho vận động quốc tế chống bành trướng của Trung Quốc

Ông Greg Poling, một chuyên gia về Biển Đông của CSIS ở Washington DC, nói thêm rằng với lời lẽ mạnh mẽ hơn trước, tuyên bố mới nhất của Hoa Kỳ có “tác động tức thì” trên mặt trận ngoại giao trong việc vận động quốc tế để phản đối các hành động “bất hợp pháp” của một quốc gia (Trung Quốc), đồng thời cũng có thể khuyến khích và mở đường cho các bên tranh chấp ở Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, có thể đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ hơn cho riêng mình để đáp trả Trung Quốc.