CSVN khuyên Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn nên “kiểm soát bất đồng” ở Biển Đông

Bộ Trưởng Ngoại Giao CSVN Phạm Bình Minh (phải) tiếp người đồng nhiệm phía Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh chụp VTC News
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 13 tháng Bảy vừa qua, trong một bản tuyên bố với lời lẽ mạnh mẽ hiếm có, Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Mike Pompeo nói rằng “việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền những nguồn tài nguyên trên hầu hết Biển Đông cũng như chiến dịch hiếp đáp để kiểm soát vùng biển này là hoàn toàn bất hợp pháp.

Đúng một tuần sau lời tuyên chiến gián tiếp nhắm vào Trung Quốc ấy, Bắc Kinh và Hà Nội có một phiên họp trực tuyến của Ủy Ban Chỉ Đạo Hợp Tác Song Phương Việt Nam – Trung Quốc vào ngày 21 tháng Bảy.  Tham dự phiên họp lần thứ 12 này chỉ có hai Bộ Trưởng Phạm Bình Minh của Việt Nam và Vương Nghị của Trung Quốc là 2 nhân vật cao cấp nhất, ngoài ra là một đại diện các bộ, các cơ quan chuyên trách.

Bỏ ra ngoài những từ ngữ mang tính ngoại giao, hữu nghị đầy sáo ngữ và gượng ép, nội dung trao đổi giữa đôi bên lần này, không có gì khác phiên họp lần thứ 11, đại khái như “thúc đẩy quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc phát triển bền vững” mà ai cũng thấy nó vô cùng mâu thuẫn so với thực tế bang giao hai nước. Thực tế ấy là Việt Nam luôn luôn bị bắt nạt, trước sự chèn ép đôi khi quá lộ liễu từ một quốc gia được mô tả là đồng minh chí cốt. Sự bắt nạt rõ ràng nhất gần đây là Việt Nam đang phải trả tiền bồi thường gần 1 tỷ Mỹ Kim cho hai công ty Repsol của Tây Ban Nha và Mubadala của Các Tiểu Vương Quốc Á Rập Thống Nhất (United Arab Emirates) vì bị Trung Quốc áp lực phải ngưng khai thác dầu ở khu vực biển Bãi Tư Chính.

Trong vấn đề Biển Đông, Bộ Trưởng Phạm Bình Minh chỉ dám nêu lên sự “quan ngại” trước những diễn biến gần đây sau bản tuyên bố của Ngoại Trưởng Pompeo và “đề nghị hai bên kiểm soát tốt bất đồng trên biển” cũng như không có hành vi làm phức tạp tình hình. Đây đúng là những phát biểu thủ lợi và kiểu đi chàng hảng của một chính khách bị buộc phải chơi trò đu dây.

Thế nào là kiểm soát tốt bất đồng giữa hai phía, trong lúc chính Trung Quốc đã và đang làm dậy sóng Biển Đông từ nhiều năm qua bằng những hành động hung bạo, ngang ngược và phi pháp đối với chủ quyền trên biển của Việt Nam. Bắc Kinh đã liên tục cho tàu hải giám đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và nhất là áp lực CSVN đã phải rút các giàn khoan thăm dò dầu khí và chịu thiệt hại nặng nề tiền đền bù cho các hãng ngoại quốc. Kêu gọi kẻ thủ ác kiểm soát bất đồng mà không nói gì về những hậu quả cay đắng  mà Việt Nam gánh chịu thì chẳng khác nào khuyến khích và công nhận hành vi của kẻ xâm lăng.

Cần nhắc lại năm 1974, sau khi cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hoà bằng vũ lực trước thái độ thờ ơ của thế giới, Trung Quốc tiếp tục lấn chiếm Trường Sa năm 1988, gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng hải quân Việt Nam. Và từ năm 2009, Trung Quốc tung ra cái gọi là đường lưỡi bò chín đoạn xác định chủ quyền hơn 80% của mình trên Biển Đông.

Những hành động bành trướng này mở màn cho những tranh chấp dằng dai giữa Trung Quốc và ít nhất 3 nước Việt Nam, Philippines và Malaysia. Năm 2013 Philippines đưa đơn kiện Trung Quốc tại Toà Án Trọng Tài Thường Trực (PCA – Permanent Court of Arbitration) căn cứ trên Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Tháng Bảy, 2016 Toà Án Trọng Tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng, tuyên bố Philippines thắng kiện, bác bỏ “chủ quyền lịch sử” trên bản đồ đường 9 đoạn và nói việc bồi đắp các đảo nhân tạo là bất hợp pháp.

Trong khi ấy lập trường của Hoa Kỳ từ trước đến nay là hoàn toàn đứng ra ngoài vòng tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia trên Biển Đông. Thái độ trung lập ấy nhiều lần được lập lại qua các đời tổng thống Mỹ, chỉ nhấn mạnh đến quyền tự do lưu thông hàng hải trên hải lộ quốc tế này. Hoa Kỳ chỉ nhảy vào lên tiếng bảo vệ Biển Đông bởi những hành vi bành trướng của Trung Quốc rõ ràng đe doạ đến vị thế và quyền lợi hàng hải của Hoa Kỳ trên vùng biển này như trong những tháng gần đây.

Ông Phạm Bình Minh trong cương vị một bộ trưởng ngoại giao kiêm phó thủ tướng, đáng lẽ ra phải hơn ai hết cần nhìn ra hành vi ăn cướp, bành trướng và bắt nạt có hệ thống của Trung Quốc để đề ra kế sách đối phó hiệu quả trên trường ngoại giao quốc tế. Đàng này ông Minh và Bộ Chính Trị CSVN đã cố tình “không nhìn vào sự thật” mà hành xử và phát ngôn kiểu ba phải.

Việt Nam dù bị chèn ép quá đáng cũng không học được bài học của Philippines mà vẫn tuân thủ điều kiện cùng chung lý tưởng chính trị, cùng chung vận mệnh và vì đại cục. Đó chẳng qua các lãnh đạo Hà Nội tự buộc mình vào sợi dây thuộc quốc mà thái độ quy phục Bắc Kinh đã được chọn sẵn từ những ngày đầu nắm chính quyền.

Trong bối cảnh Hoa Kỳ thể hiện lập trường cương quyết bảo vệ một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương rộng mở, Việt Nam không còn nhiều thời gian và sự chọn lựa trước khi Trung Quốc tiến xa hơn trong hành động buộc Việt Nam bước sâu hơn vào thời kỳ Bắc Thuộc cuối cùng. Hoà bình và ổn định khu vực sẽ không đến từ tham vọng bành trướng của tập đoàn lãnh đạo Trung Nam Hải.

Cho nên đề nghị của ông Phạm Bình Minh rằng: “hai bên kiểm soát tốt bất đồng” không mang một ý nghĩa tích cực nào cho việc bảo vệ biển đảo, mà rốt cuộc chỉ đẩy Việt Nam đi giữa hai lằn đạn mà thôi.

Phạm Nhật Bình

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.